Bài 10: Tự lập
Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người. Vì vậy, việc hình thành và tạo nên tính tự lập vô cùng cần thiết. Bởi nó không chỉ giúp bạn có nhiều thành công hơn mà còn nhận được sự kính trọng của mọi người. Sau đây, mời các bạn cùng đến với bài học "tự lập".
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đặt vấn đề
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?
- Qua câu chuyện trên chúng ta thấy Bác Hồ đã thể hiện phẩm chất không sợ gian khổ, khó khăn, ý chí tự lập cao.
b) Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng?
Vì:
- Bác có sẵn lòng yêu nước.
- Bác có lòng quyết tâm hăng hái của tuổi trẻ, tin vào chính mình, sức lực của mình,có thể nuôi sống mình bằng hai bàn tay lao động để tìm đường cứu nước.
c) Em hiểu thế nào là tự lập?
- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình: Không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.
d) Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?
- Người có tính tự lập sẽ thành công hơn trong cuộc sống
- Họ xứng đạng nhận được sự kính trọng của mọi người.
II. Nội dung bài học
*Khái niệm:
- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình: Không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.
*Biểu hiện
- Tự tin.
- Bản lĩnh.
- Vượt khó khăn gian khổ.
- Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ.
*Ý nghĩa:
- Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
- Họ xứng đáng được mọi người kính trọng.
*Học sinh rèn luyện:
- Rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
- Rèn luyện lúc đi học.
- Rèn luyện lúc đi làm.
Bình luận