Giải Công dân 8 Kết nối bài 5 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Giải bài 5 : Một số bài học về đặc sắc và giá trị truyền thống trong sách Khoa học 8 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là điều kiện quan trọng, thiết yếu cho sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Hiện nay, môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt....

Em hãy kể một số hoạt động góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà e biết.

KHÁM PHÁ

1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.

Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đã chỉ ra những ảnh hưởng to lớn của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của con người. Báo cáo Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (IMHE,2017) đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ tử vong và tàn tật tại Việt Nam, trong đó ô nhiễm môi trường không khí đứng thứ 6 tăng 1 bậc so với năm 2007......

a. Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng tới động, thực vật và con người như thế nào? Em hãy lấy thêm ví dụ minh chứng cho việc ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới đời sống và sản xuất của con người.

b. Theo em, việc bảo vệ môi trường cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của người dân và mỗi quốc gia?

b. Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), rừng có 5 vai trò chính gồm nuôi dưỡng đất, lưu trữ các-bon, cung cấp thực phẩm lành mạnh cho hàng triệu người, điều tiết nước và là nhà của khoảng 80% các giống loài sống trên cạn. Quản lí rừng bền vững kết hợp sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên từ rừng là cách tốt nhất chống lại sự biến đổi khí hậu và đóng góp vào sự thịnh vượng, hạnh phúc,.....

a. Em hãy cho biết tài nguyên rừng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người.

b. Theo em, việc bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của người dân và sự phát triển của mỗi quốc gia?

3. Một số biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Ngày 1-4-2001, thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án trồng 1 tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỉ cây xanh, trong đó có 690 triệu cây phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây trồng tập trung.....

Nông nghiệp hữu cơ khai thác tổng hợp tất cả các yếu tố tự nhiên sẵn có như: độ phì của đất; sử dụng nguồn gen, giống cây trồng bản địa thích nghi, khai thác hợp lí nguồn nước, thời vụ và các nguồn phân hưu cơ....

a. Các biện pháp nêu ở thông tin trên có tác dụng bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như thế nào?

b. Hãy kể thêm một số biện pháp khác để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

c. Địa phương em đã có những việc làm nào để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

a. Các bạn trong tranh đã làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

b. Em đã có những hành động và việc làm nào để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường ô nhiễm.

b. Sử dụng túi vải, giấy, một số loại lá,... để gói, đựng sản phẩmthay cho túi ni-lông là góp phần bảo vệ môi trường.

c. Để bảo vệ cây trồng thì phun thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ hết các loại côn trùng.

d. Giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường chỉ là nhiệm cụ riêng của cán bộ quản lí môi trường.

Câu hỏi 2: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng, hành vi nào vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? Vì sao?

a. Săn, bắn, bẫy, bắt động vật quý hiếm để bán.

b. Khai thác rừng trồng theo quy định của Nhà nước.

c. Dùng mìn, điện để đánh bắt cá.

d. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

e. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.

g. Sử dụng tiết kiệm điện, nước.

Câu hỏi 3: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. Trên đường đi học về , H và Đ phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. H rủ Đ đi báo công an xã nhưng Đ từ chối....

- Em hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật trong tình huống trên.

- Nếu là H, em sẽ làm gì?

b. Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (ngày 5 - 6), ỦY ban nhân dân xã T đã phát động cuộc thi "Sáng kiến tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên". Mỗi xóm sẽ chọn một sáng kiến xuất sắc để tham dự.

Nếu là người dân xã T, em và gia đình sẽ đề xuất sáng kiến tiết kiệm tài nguyên nào? Vì sao?

Câu hỏi 4: Em hãy đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây

a. Được huyện giao cho quản lí, chăm sóc khu rừng phòng hộ đầu nguồn nhưng do điều kiện khó khăn, bắc B có ý định chặt một số cây gỗ quý bán lấy tiền để đóng học phí cho các con và sẽ trồng bổ dung cây con mới.

b. Thấy mọi người trong xóm vào núi đào vàng, Y hẹn V sáng hôm sau cùng tham gia.

Câu hỏi 5: Hãy kể những việc em làm để đóng góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

2. Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên 

a, Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường  

1/ Hiến pháp năm 2013

Điều 63

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

2/ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường ( trích)

1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường ( trích)

1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kĩ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ra môi trường

3. Phát tán thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên

9. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường

12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên

a) Căn cứ vào các quy định của pháp luật, em hãy cho biết trong các bức tranh trên, chủ thể nào thực hiện đúng, chủ thể nào vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Vì sao?

b) Hãy kể thêm một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường mà em biết.

b/ Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

1/ Luật Lâm nghiệp năm 2017

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp (trích)

1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật

2. Đưa chất thải, hoá chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.

3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật

4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.

2/ Luật Khoáng sản năm 2010 ( sửa đổi, bổ sung năm 2018)

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản ( trích)

1.Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2. Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3/ Luật Thuỷ sản năm 2017

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động thuỷ sản ( trích)

2. Khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thuỷ sản

1. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.

3. Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển.

4. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển.

4/ Luật Tài nguyên nước năm 2012 ( sửa đổi, bổ sung năm 2018)

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

2. Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước.

3. Xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước; xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất; gian lận trong việc xả nước thải.

4. Đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch.

5. Khai thác trái phép cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.

Trường hợp 2: Từ khi Công ty T về khi vực làng chài X khia thác trái phép, môi trường nơi đây ảnh hưởng nghiêm trọng, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tài nguyên cát nơi đây ngày một cạn kiệt, sông bị lệch dòng chảy, xói mòn, sạt lở, gây sụt lím, diện tích canh tác và nuôi trồng thuỷ sản bị thu hẹp......

a) Dựa vào thông tin 1, em hãy cho biết các chủ thể ở trường hợp 2 và hai bức tranh đã thực hiện đúng hay chưa đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Vì sao?

b) Hãy kể thêm một số quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà em biết.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Em hãy cùng bạn tham gia cuộc thi hùng biện về chủ đề: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Câu hỏi 2: Em hãy cùng các bạn thực hiện một dự án bảo vệ môi trường hoặc tài nguyên thiên nhiên ở nơi em sinh sống.

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Em hãy phân tích tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

Câu hỏi 2: Em hãy thảo luận về vai trò của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Câu hỏi 3: Nếu em thấy bạn cùng lớp vứt rác bừa bãi trong khuôn viên trường học, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? 

Câu hỏi 4: Khi thấy một xí nghiệp gần nhà đang xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường, em sẽ làm gì để giải quyết vấn đề này? 

Câu hỏi 5: Bạn A thường xuyên thấy hàng xóm xả rác bừa bãi ra con sông gần nhà. A đề nghị báo cáo với chính quyền địa phương nhưng bạn B từ chối vì cho rằng mình không nên gây xích mích với hàng xóm.

a. Em hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật trong tình huống trên.

b. Nếu là A, em sẽ làm gì?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải công dân 8 kết nối tri thức bài 5, Giải công dân 8 KNTT bài 5 Một số tính chất và vai trò của nước, Giải GDCD 8 kết nối bài 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác