2. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Kỉ niệm 73 năm Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020), lễ gặp mặt đại biểu 300 mẹ Việt Nam anh hùng toàn quốc diễn ra tại Hà Nội là chương trình nhằm tri ân sâu sắc công lao và những hi sinh của các Mẹ. Những năm qua, bên cạnh các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội cũng luôn thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm thiết thực, như phong trào "Áo lụa tặng bà" của các cháu thiếu nhi cả nước, phong trào "Tấm chăn tặng mẹ" của các tổ chức, đoàn thể xã hội đến việc xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghãi, Nhà tình nghĩa,.... Đặc biệt việc chăm lo, phụng dươcng các Mẹ Việt Nam Anh hùng đã trở thành một chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, đến nay, sau 25 năm thực hiện Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nma anh hùng". Đảng, Nhà nước đã phong tặng và truy tặng 139.275 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, trong đó hiện có 4.962 Mẹ còn sống đang được các cơ quan, tổ chức và gia đình phụng dưỡng.
Những tấm bia tiến sĩ đàu tiên được dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm Giáp Thìn (1484) đã mở đàu cho việc hình thành một quần thể di sản văn hóa quý báu của dân tộc. 82 tấm bia tiến sĩ được dựng là hình thức tôn vinh, lưu danh các nhà tri thức lớn cho các thế hệ sau chiêm ngưỡng và học tập. Đứng trước vườn bia văn Miếu, chúng ta có thể thấy được ý nghĩa, thông điệp mà người xưa gửi gắm, từ đó truyền cảm hứng cho nỗ lực vươn lên học tập, làm việc, trau dồi đạo đức theo gương các bậc hiền nhân.
Câu hỏi:
a. Em hãy nêu biểu hiện của lòng tự hào về những truyền thống dân tộc Việt Nam qua những thông tin trên.
b. Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
c. Em hãy chỉ ra những hành vi, việc làm tốt và chưa tốt của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
Bình luận