Tắt QC

Trắc nghiệm công dân 8 kết nối tri thức bài 1 Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 Kết nối bài 1 Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam - Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? 

  • A. Có thêm kinh nghiệm.                               
  • B. Có thêm tiền tiết kiệm.
  • C. Có rất nhiều bạn bè.                                   
  • D. Không phải lo về việc làm.

Câu 2: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

  • A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
  • B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
  • C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  • D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.

Câu 3: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? 

  • A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.       
  • B. Có thêm tiền tiết kiệm.
  • C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.         
  • D. Không phải lo về việc làm.

Câu 4: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

  • A. Truyền thống hiếu học.                             
  • B. Buôn thần bán thánh.
  • C. Truyền thống yêu nước.                            
  • D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?

  • A. Có đi có lại mới toại lòng nhau.             
  • B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • C. Vung tay quá chán.                                  
  • D. Qua cầu rút ván.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.
  • B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
  • C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên. 
  • D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 7: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

  • A. Thờ cúng tổ tiên.
  • B. Làng nghề làm nón lá.
  • C. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ.
  • D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ. 

Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình. 
  • B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
  • C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên. 
  • D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 9: Truyền thống hiếu học và tinh thần “ Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

  • A. Thái độ kinh rẻ nghề buôn.
  • B. Việc coi trọng chế độ thi cử.
  • C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”.
  • D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình.
  • B. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình và dòng họ. 
  • C. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình. 
  • D. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình. 

Câu 11: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý.
  • B. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ.
  • C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
  • D. Con cái phải theo nghề của bố mẹ mới là giữ gìn phát huy truyền thống gia đình.

Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
  • B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.
  • C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 13: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?

  • A. Truyền thống yêu nước.                            
  • B. Truyền thống hiếu học.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.                
  • D. Truyền thống đoàn kết.

Câu 14: Biểu hiện của việc không giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ

  • A. A không chịu học hành, đua đòi nghiện hút, tham gia trộm cướp.
  • B. Q luôn giúp đỡ mọi người và cố gắng học tập tốt.
  • C. H cố gắng học để kế thừa nghề truyền thống của gia đình.
  • D. B luôn giúp đỡ ba mẹ trong tất cả mọi việc trong gia đình.

 Câu 15: Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ở nước ta là

  • A. nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
  • B. nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
  • C. nghề đã có tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
  • D. tất cả ý trên đều đúng.

Câu 16: Việc làm nào dưới đây biểu hiện của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?

  • A. Ngoài việc học, bạn A luôn cố gắng học để phụ bố mẹ.
  • B. Bạn B học nghề làm mộc của bố để phát triển cao hơn.
  • C. Bạn C ham chơi bỏ bê việc học, không phụ giúp gia đình.
  • D. A, B đúng.

Câu 17: Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  • B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
  • C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.
  • D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.

Câu 18: Gia đình T có truyền thống yêu nước. Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội. T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình. Việc làm của T thể hiện điều gì?

  • A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  • B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.
  • C. T muốn thể hiện cái tôi trước tất cả bạn bè và thầy cô.
  • D. T muốn thể hiện mình trước gia đình và dòng họ.

Câu 19: Gia đình Hà có truyền thống làm chong chóng tre. Bà của Hà được biết đến là người có nhiều kinh nghiệm làm chong chóng tre. Bố mẹ Hà vẫn ngày đêm làm ra những chiếc chong chóng tre và mong muốn bạn tiếp nối truyền thống đó. Có nhiều người khuyên Hà k nên theo nghề truyền thống của gia đình vì đồ chơi này giờ không còn phù hợp với xu thế hiện nay nữa. Theo em, Hà nên làm gì?

  • A. Cân nhắc đến lời khuyên của mọi người và không theo nghề
  • B. Nói với gia đình rằng nghề này đã lạc hậu và muốn gia đình tìm nghề khác để làm.
  • C. Mặc kệ, không quan tâm
  • D. Tự hào về truyền thống làm nghề của gia đình, cố gắng học tập thật tốt, tiếp thu, tìm hiểu những kiến thức để vừa có thể giữ được những nét truyền thống trong sản phẩm và vừa có thể cải tiến để sản phẩm truyền thống của gia đình phù hợp hơn với xu thế hiện đại.

Câu 20: Gia đình Trang có truyền thống làm bác sĩ. Ông của Trang đã về hưu và bố của Trang đang làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn. Trang rất tự hào về truyền thống gia đình nhưng lại thực sự muốn trở thành nhà báo. Nhiều người trong họ hàng cho rằng, nếu Trang không trở thành bác sĩ thì chính là không biết trân trọng và tiếp nối truyền thống gia đình? Nếu là Trang, em sẽ nói gì với họ hàng của mình?

  • A. Không nói gì cả, họ hàng thích nghĩ sao thì nghĩ, việc của mình thì mình cứ làm.
  • B. Cãi nhau với họ hàng và nói với họ rằng họ cần tôn trọng sở thích, ước mơ công việc của cá nhân mỗi người.
  • C. Vâng lời họ hàng, từ bỏ ước mơ trở thành nhà báo mà sẽ cố gắng học để trở thành bác sĩ.
  • D. Chân thành nêu lên quan điểm của bản thân rằng làm công việc có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Đó là truyền thống yêu nước, cần cù lao động. Bản thân lúc nào cũng tự hào vì gia đình có nhiều người làm bác sĩ, tuy nhiên Trang cũng sẽ nói lên sở thích của mình là trở thành nhà báo, mong mọi người hiểu và tôn trọng ước mơ của mình. Ngoài ra, sẽ cố gắng học thật tốt để biến ước mơ trở thành sự thật.

Câu 21: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương.

  • A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm
  • B. Cần cù lao động
  • C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc
  • D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày
  • E. Yêu thích ẩm thực truyền thống của địa phương

Câu 22: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

  • A. Bắc bộ
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Nam Bộ.
  • D. Tây Bắc.

Câu 23: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?

  • A. Yêu nước.
  • B. Hà tiện, ích kỉ.
  • C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
  • D. Cần cù lao động.

Câu 24: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

  • A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
  • B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.
  • C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.
  • D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.

Câu 25: Anh Q sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Q đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh Q là người

  • A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
  • B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
  • C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
  • D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Câu 26: Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?

  • A. mùng 10 tháng 3 âm lịch
  • B. mùng 10 tháng 3 dương lịch
  • C. mùng 10 tháng 1 âm lịch
  • D. mùng 10 tháng 2 âm lịch

Câu 27: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?

  • A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
  • B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên.
  • C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá.
  • D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời.

Câu 28: Làm cốm (ở làng Vòng) là nghề truyền thống của tỉnh/ thành phố nào sau đây?

  • A. Hà Nội.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Thái Bình.
  • D. Hưng Yên.

Câu 29: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

  • A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.
  • B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.
  • C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
  • D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.

Câu 30:  Khoanh vào đáp án thể hiện truyền thống của dân tộc?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Ăn cháo đá bát.
  • C. Nối giáo cho giặc.
  • D. Lười biếng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác