Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 kết nối tri thức cuối học kì 1
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có thêm kinh nghiệm.
- B. Có thêm tiền tiết kiệm.
- C. Có rất nhiều bạn bè.
- D. Không phải lo về việc làm.
Câu 2: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?
- A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
- B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.
Câu 3: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
- B. Có thêm tiền tiết kiệm.
- C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
- D. Không phải lo về việc làm.
Câu 4: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Truyền thống hiếu học.
B. Buôn thần bán thánh.
- C. Truyền thống yêu nước.
- D. Truyền thống nhân nghĩa.
Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?
- A. Có đi có lại mới toại lòng nhau.
B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
- C. Vung tay quá chán.
- D. Qua cầu rút ván.
Câu 6: Tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng và nền văn hóa của các dân tộc khác nhau trên thế giới là thể hiện sự
- A. học hỏi lẫn nhau.
B. tôn trọng các dân tộc khác.
- C. tôn trọng dân tộc mình.
- D. tôn trọng lẫn nhau.
Câu 7: Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào sau đây?
Hiếu học.
Cần cù.
Khoan dung, nhân ái.
Đoàn kết.
Yêu nước.
Thủy chung sau trước.
Thông minh.
Tôn sư trọng đạo.
Uống nước nhớ nguồn.
- A. 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- B. 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9.
C.1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9.
- D. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9.
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
- A. Chúng ta không cần phải học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới.
B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc.
- C. Trong thời đại mới, mỗi chúng ta cần phải học hỏi mọi nét văn hóa phương Tây.
- D. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ không mang lại ý nghĩa gì cho bản thân và dân tộc
Câu 9: Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung… và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình.
- B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.
- C. Các bạn trẻ sống vô tâm.
- D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.
Câu 10: Em đồng ý hoặc không đồng ý với những việc làm nào dưới đây?
- A. Chỉ xem phim, truyện của nước ngoài; không xem phim, truyện của Việt Nam
B. Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới
- C. Không xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam
- D. Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác
Câu 11: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?
A. Giáo dục và đào tạo.
- B. Kinh tế - xã hội.
- C. Quốc phòng - An ninh.
- D. Khoa học - Kĩ thuật.
Câu 12: Em tán thành với ý nào dưới đây?
- A. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được
- B. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo
- C. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo
D. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo
Câu 13: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài được gọi là gì?
- A. Lao động sáng tạo.
- B. Tự lập.
C. Lao động.
- D. Lao động tự giác.
Câu 14: Trách nhiệm của học sinh để có tính tự giác và sáng tạo là gì?
- A. Học sinh không cần rèn luyện tính tự giác và sáng tạo.
- B. Học sinh chỉ cần rèn luyện tính tự giác.
C. Học sinh cần có kế hoạch rèn luyện tính tự giác và sáng tạo trong học tập.
- D. Học sinh chỉ cần sáng tạo trong học tập.
Câu 15: Nam là học sinh của lớp 9A, trong giờ học em luôn chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến trường. Việc làm của Nam là thể hiện tính gì trong học tập?
- A. Lao động.
- B. Sáng tạo.
- C. Lao động tự giác.
D. Lao động sáng tạo.
Câu 16: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?
- A. Khiêm tốn.
B. Lẽ phải.
- C. Công bằng.
- D. Trung thực
Câu 17: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?
- A. Không tôn trọng lẽ phải.
- B. Không trung thực.
C. Không chín chắn.
- D. Không có ý thức.
Câu 18: Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải.
- B. Tôn trọng lẽ phải.
- C. Sống thực dụng.
- D. Sống vô cảm.
Câu 19: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
- A. 1.000.000đ – 2.000.000đ.
- B. 2.000.000đ – 3.000.000đ.
- C. 3.000.000đ – 4000.000.đ.
D. 3.000.000đ – 5.000.000đ.
Câu 20: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
- B. Thiên nhiên.
- C. Tự nhiên.
- D. Môi trường.
Bình luận