Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương.

  • A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm
  • B. Cần cù lao động
  • C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc
  • D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày
  • E. Yêu thích ẩm thực truyền thống của địa phương

Câu 2: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

  • A. Bắc bộ
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Nam Bộ.
  • D. Tây Bắc.

Câu 3: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?

  • A. Yêu nước.
  • B. Hà tiện, ích kỉ.
  • C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
  • D. Cần cù lao động.

Câu 4: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

  • A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
  • B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.
  • C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.
  • D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.

Câu 5: Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?

  • A. Mùng 10 tháng 3 âm lịch
  • B. Mùng 10 tháng 3 dương lịch
  • C. Mùng 10 tháng 1 âm lịch
  • D. Mùng 10 tháng 2 âm lịch

Câu 6: Bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao điện ảnh ảnh trên truyền hình là thể hiện trái với:

  • A. Biết cách sống theo thời đại.
  • B. Sống sành điệu.
  • C. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
  • D. Trung thực.

Câu 7: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?

  • A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.
  • B. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.
  • C. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
  • D. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.

Câu 8: Việc làm thể hiện tình cảm lộ liễu nơi công cộng của một số bạn trẻ hiện nay là biểu hiện của:

  • A. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc trên thế giới.
  • B. Tôn trọng truyền thống dân tộc.
  • C. Tiếp thu không chọn lọc, không phù hợp văn hóa, truyền thống dân tộc.
  • D. Yêu mến dân tộc.

Câu 9: Sự sáng tạo trong học tập được thể hiện qua điểm nào sau đây?

  • A. Tìm ra cách giải mới cho bài toán
  • B. Chăm chỉ học bài
  • C. Áp dụng các công thức đã có sẵn để tìm ra lời giải cho bài tập
  • D. Sử dụng sách tham khảo để hoàn thành các bài tập được giao

Câu 10: Em hãy chỉ rõ sự khác nhau của lao động sáng tạo và làm liều?

  • A. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả
  • B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới
  • C. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra
  • D. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động

 Câu 11: Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?

  • A. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển
  • B. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào
  • C. Không có ứng dụng nào ra đời
  • D. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo

Câu 12: Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?

  • A. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng
  • B. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc
  • C. Chỉ làm những việc mình được giao
  • D. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác

Câu 13: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  • A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
  • B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh.
  • C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
  • D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.

Câu 14: Thế nào là lao động sáng tạo?

  • A. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc.
  • B. Không bỏ cuộc khi có khó khăn.
  • C. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động.
  • D. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động.

Câu 15: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

  • A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
  • B. Sáng tạo ra máy phay ruộng
  • C. Vung gieo hạt bằng tay
  • D. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 16: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?

  • A. Khiêm tốn.
  • B. Lẽ phải.
  • C. Công bằng.
  • D. Trung thực

Câu 17: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

  • A. Không tôn trọng lẽ phải.
  • B. Không trung thực.
  • C. Không chín chắn.
  • D. Không có ý thức.

Câu 18: Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?

  • A. Không tôn trọng lẽ phải.
  • B. Tôn trọng lẽ phải.
  • C. Sống thực dụng.
  • D. Sống vô cảm.

Câu 19: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người

  • A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  • B. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
  • C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 20: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :

  • A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.
  • B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
  • C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
  • D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác