Tắt QC

Trắc nghiệm công dân 8 kết nối tri thức bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 Kết nối bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình - Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

  • A. Từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
  • B. Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
  • C. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
  • D. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Câu 2: Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt bao nhiêu?

  1. A. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
  2. B. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
  3. C. Từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
  4. D. Từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Câu 3: Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình có trách nhiệm gì?

  • A. Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình
  • B. Đi chổ khác vì có thể bị liên lụy
  • C. Gọi thêm người đến để chứng kiến vụ việc
  • D. Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra, báo với cơ quan có thẩm quyền đến để chứng kiến vụ việc, bắt giữ người có hành vi bạo lực để chờ cơ quan công an đến giải quyết

Câu 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá bao nhiêu ngày?

  • A. 01 ngày
  • B. 03 ngày
  • C. 05 ngày
  • D. 09 ngày

Câu 5: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm?

  • A. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng
  • B. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
  • C. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng
  • D. Nhà ở của nạn nhân; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

Câu 6: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là?

  • A. Là nơi nạn nhân bạo lực gia đình được giải tỏa tâm lý
  • B. Là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình
  • C. Là nơi nạn nhân bạo lực gia đình được vay vốn làm ăn, được hỗ trợ nơi ở và những điều kiện cần thiết khác để phục vụ nhu cầu thiết yếu khác
  • D. Là nơi tư vấn pháp lý và tâm lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình

Câu 7: Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì ai phải bồi thường theo quy định của pháp luật ?

  • A. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em
  • B. Ông, bà, cha, mẹ, người thân thích của trẻ em
  • C. Ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác của trẻ em
  • D. Ông, bà, cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em

Câu 8:Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”

 
  • A. Bạo lực gia đình.
  • B. Bạo hành trẻ em.
  • C. Bạo lực học đường.
  • D. Ngược đãi trẻ em.

Câu 9: Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?

  • A.  Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau.
  • B.  Đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
  • C.  Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Câu 10: Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?

  • A.  Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
  • B.  Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
  • C. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 11: Các hành vi bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?

  • A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
  • B. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
  • C. Cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 12: Bình đẳng giới trong gia đình được quy định như thế nào trong Luật Bình đẳng giới?

  • A. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
  • B. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
  • C. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. 
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 13: Theo Luật Bình đẳng giới nội dung về thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được quy định như thế nào?

  • A. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng.
  • B. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
  • C. Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.

Câu 14: Trách nhiệm của gia đình được quy định trong Luật Bình đẳng giới là gì?

  • A. Bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
  • B. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
  • C. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam. 

Câu 15: Anh (chị) hãy cho biết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ thời gian nào?

  • A. Từ 07/01/2008
  • B. Từ 01/7/2008
  • C. Từ 07/01/2009
  • D. Từ 01/7/2009

Câu 16: Anh (chị) hãy cho biết bạo lực gia đình là gì?

  • A. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất đối với thành viên khác trong gia đình
  • B. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về tinh thần đối với thành viên khác trong gia đình
  • C. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
  • D. Đáp án a,b và c đều đúng

Câu 17: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?

  • A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.
  • B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.
  • C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.
  • D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi

Câu 18: Anh (chị) hãy cho biết nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền gì?:

  • A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình
  • B. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định pháp luật
  • C. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định pháp luật
  • D. Đáp án a,b và c đều đúng

Câu 19: Anh (chị) hãy cho biết những hành vi nào sau đây được xem là hành vi bạo lực gia đình?

  • A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; danh dự, nhân phẩm..
  • B. Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
  • C. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Anh (chị) hãy cho biết người có hành vi bạo lực gia đình có những nghĩa vụ nào?

  • A. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực; Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  • B. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
  • C. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 21: Anh (chị) hãy cho biết hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình?

  • A. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
  • B. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
  • C. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và các hành vi khác theo quy định pháp luật
  • D. Đáp án a,b và c đều đúng

Câu 22: Anh (chị) hãy cho biết đối tượng nào có thẩm quyền ra Quyết định cấm tiếp xúc?

  • A. Chủ tịch UBND cấp huyện
  • B. Tòa án
  • C. Chủ tịch UBND cấp xã
  • D. Đáp án b,c đúng

Câu 23: Anh (chị) hãy cho biết Chủ tịch UBND cấp xã phải ra quyết định cấm tiếp xúc trong khoản thời gian nào khi nơi đó có hành vi bạo lực gia đình xảy ra?

  • A. Không quá 05 ngày
  • B. Không quá 04 ngày
  • C. Không quá 03 ngày
  • D. Không quá 02 ngày

Câu 24: Anh (chị) hãy cho biết Chủ tịch UBND cấp xã quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc khi có đủ các điều kiện nào?

  • A. Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
  • B. Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
  • C. Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
  • D. Tất cả các điều kiện trên

Câu 25: Anh (chị) hãy cho biết hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình được xác định khi có một trong những căn cứ nào?

  • A. Có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra
  • B. Có dấu vết thương tích trên cơ thể nạn nhân có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường hoặc có dấu hiệu rõ ràng về hoảng loạn tinh thần của nạn nhân bạo lực gia đình
  • C. Có chứng cứ chứng minh có sự đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình
  • D. Cả ba căn cứ trên đều đúng

Câu 26: Anh (chị) hãy cho biết nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ gì?

  • A. Cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
  • B. Cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia cho bất cứ ai có yêu cầu.
  • C. Chỉ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho Chủ tịch UBND xã nơi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra .
  • D. Chỉ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho Công an xã nơi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra

Câu 27: Anh (chị) hãy cho biết người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được hưởng chính sách gì?

  • A. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được thưởng một khoản tiền tương ứng
  • B. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được chính quyền địa phương tặng giấy khen
  • C. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 28: Anh (chị) hãy cho biết người có hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nếu thời gian giữa hai lần thực hiện hành vi bạo lực không quá 12 tháng thì sẽ bị xử lý như thế nào?

  • A. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư
  • B. Bị phạt 200.000 đồng
  • C. Đáp án a, b đúng
  • D. Đáp án a, b sai

Câu 29: Anh (chị) hãy cho biết biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện những hành vi nào?

  • A. Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào... bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân
  • B. Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân
  • C. Đáp án a, b đúng
  • D. Đáp án a, b sai

Câu 30: Anh (chị) hãy cho biết khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các đối tượng nào?

  • A. Trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người tàn tật
  • B. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người nghèo
  • C. Phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, người cao tuổi
  • D. Người cao tuổi, trẻ em bị tàn tật, người nghèo

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác