Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?

  • A. Có đi có lại mới toại lòng nhau.             
  • B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • C. Vung tay quá chán.                                  
  • D. Qua cầu rút ván.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.
  • B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
  • C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên. 
  • D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 3: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

  • A. Thờ cúng tổ tiên.
  • B. Làng nghề làm nón lá.
  • C. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ.
  • D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ. 

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình. 
  • B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
  • C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên. 
  • D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 5: Truyền thống hiếu học và tinh thần “ Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

  • A. Thái độ kinh rẻ nghề buôn.
  • B. Việc coi trọng chế độ thi cử.
  • C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”.
  • D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”.

Câu 6: Điền vào chỗ chấm: “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là. . . chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc”:

  • A. Xâm lược.
  • B. Tôn trọng.
  • C. Chê bai.
  • D. Khinh thường.

Câu 7: Những việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

  • A. Chỉ thích dùng hàng ngoại, chê bai hàng của Việt Nam.
  • B. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới.
  • C. Sử dụng tiếng Việt cách tân theo tiếng nước ngoài.
  • D. Bắt chước cách ăn mặc hở hang của một số số nước ở nơi công cộng

Câu 8: Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác là biểu hiện của 

  • A. Sính ngoại.
  • B. Học hỏi lẫn nhau.
  • C. Ham học hỏi.
  • D. Học hỏi các dân tộc khác.

Câu 9: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài được gọi là gì?

  • A. Lao động sáng tạo.
  • B. Tự lập.
  • C. Lao động.
  • D. Lao động tự giác.

Câu 10: Trách nhiệm của học sinh để có tính tự giác và sáng tạo là gì?

  • A. Học sinh không cần rèn luyện tính tự giác và sáng tạo.
  • B. Học sinh chỉ cần rèn luyện tính tự giác.
  • C. Học sinh cần có kế hoạch rèn luyện tính tự giác và sáng tạo trong học tập.
  • D. Học sinh chỉ cần sáng tạo trong học tập.

Câu 11: Nam là học sinh của lớp 9A, trong giờ học em luôn chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến trường. Việc làm của Nam là thể hiện tính gì trong học tập?

  • A. Lao động.
  • B. Sáng tạo.
  • C. Lao động tự giác.
  • D. Lao động sáng tạo.

Câu 12: Em hãy chỉ rõ sự khác nhau của lao động sáng tạo và làm liều?

  • A. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả.
  • B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới.
  • C. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra.
  • D. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động.

 Câu 13: Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?

  • A. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển.
  • B. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào.
  • C. Không có ứng dụng nào ra đời.
  • D. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo.

Câu 14: Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Giá cả tăng,
  • B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng.
  • C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng.
  • D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn.

Câu 15: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  • A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
  • B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
  • C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
  • D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 16: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?

  • A. Tôn trọng lẽ phải.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Lẽ phải.
  • D. Khiêm tốn

Câu 17: Lẽ phải là gì?

  • A. Là những điều được coi là đúng đắn 
  • B. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội 
  • C. Là những điều được coi là phù hợp
  • D. Là những lợi ích chung của xã hội

Câu 18: Đâu là biểu hiện tích cực

  • A. Luôn tham gia đúng giờ
  • B. Bị bạn bè lôi kéo 
  • C. Lo lắng đến công việc được phân công 
  • D. Tham gia vì thấy có lợi ích cho bản thân mình

Câu 19: Ngày môi trường thế giới là ?

  • A. 5/6.
  • B. 5/7.
  • C. 5/8.
  • D. 5/9.

Câu 20: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?

  • A. Chính quyền địa phương.
  • B. Trưởng thôn.
  • C. Trưởng công an xã.
  • D. Gia đình.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác