Tóm tắt kiến thức Công dân 8 kết nối bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Tổng hợp kiến thức trọng tâm công dân 8 kết nối tri thức bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 5: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. TÌM HIỂU SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường:
- Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái.
- Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
- Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cho nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt.
=> Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên; đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Pháp luật Việt Nam quy định:
- Nghiêm cấm các hoạt động chặt, phá, lấn chiếm, đốt rừng; đưa chất cháy nổ, săn bắn, nuôi nhốt, giết, tàng trữ, buôn bán động vật rừng trái quy định; khai thác tài nguyên thiên nhiên trái quy định của pháp luật.
- Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Nghiêm cấm hủy hoại nguồn lợi thủy sản, nơi cư trú của các loài thủy sản; khai thác, nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến môi trường.
- Nghiêm cấm đổ chất thải, chất độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; xả thải khí độc hại trực tiếp vào nguồn nước, lòng đất; khai thác trái phép khoáng sản, cát, sỏi trên sông, suối, kênh rạch, gây sạt lở, biến dạng dòng chảy;...
III. TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- Chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế ít chất thải, kinh tế tuần hoàn, trồng rừng,...
- Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường.
- Phê phán, đấu tranh với các hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
IV. TÌM HIỂU TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương.
- Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận