Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tại Việt Nam, Hiến pháp "là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước...". Hôm nay, để tìm hiểu rõ hơn về Hiến pháp, chúng ta sẽ đến với bài học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đặt vấn đề
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Trên cơ sở quyền trẻ em đã học, em hãy nêi một điều trong luậ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, mà theo em đó là sự cụ thể hóa Điều 65 của Hiến pháp.
- Ngoài điều 6 đã nêu trong phần đặt vấn đề, có điều 8 Luật bảo veeh, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
b) Từ điều 65, điều 146 của Hiến pháp và các điều luật trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa Hiến pháp với luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật Hôn nhân và gia đình.
- Giữa Hiến Pháp và các điều luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp và cụ thể hóa Hiến pháp. Hiến pháp là cơ sở, là nền tảng của hệ thống pháp luật.
Ví dụ: Bài 12: Hiến pháp năm 1992: Điều 64
Luật Hôn nhân và Gia đình: Điều 2
Bài 16: Hiến pháp năm 1992: Điều 58
Bộ Luật dân sự: Điều 175
Bài 17: Hiến pháp năm 1992: Điều 74
Bộ luật Hình sự: Điều 144.
II. Nội dung bài học
* Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệthống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sởcác quy định của hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
* Nội dung cơ bản của Hiến pháp:
- Bản chất nhà nước
- Chế độ chính trị
- Chế độ kinh tế
- Chính sách xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ
- Bảo vệ tổ quốc
- Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Tổ chức bộ máy nhà nước
* Hiến pháp do Quốc hội xây dựng
* Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật.
Bình luận