Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Mọi người đều có quyền giữ vững quan điểm mà không bị can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do thể hiện quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng của tất cả các loại, không kể biên giới, bằng miệng, bằng văn bản hoặc ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác của sự lựa chọn của mình...Đó được gọi là quyền tự do ngôn luận.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đặt vấn đề
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận?
- Quyền tự do ngôn luận là quyền được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, của xã hội.
b) Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào?
- Trong các cuộc hợp ở cơ sở (tổ dân cư, phường, xóm, lớp học…)
- Trên các phương tiện truyền thông đại chúng
- Kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân trong các dịp tiếp xúc cử tri…
II. Nội dung bài học
* Khái niệm: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
* Quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận.
- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các buổi họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri…
- Sử dụng quyền ngôn luận đúng pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.
* Trách nhiệm nhà nước:
- Tạo điều kiện thuận lợi để công dân và báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Bình luận