Trắc nghiệm công dân 8 bài 2: Liêm khiết
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 8 bài 2: Liêm khiết. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện:
A. Lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không toan tính, ích kỉ.
- B. Được sống thanh thản, có sự quý trọng và tin cậy của mọi người.
- C. Làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
- D. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
Câu 2: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính:
- A. Trung thực, siêng năng kiên trì
- B. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị
- C. Khoan dung
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3: Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?
- A. P là người tiết kiệm.
- B. P là người vô cảm.
- C. P là người giả tạo.
D. P là người liêm khiết, tốt bụng.
Câu 4: Câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết
- A. Cây ngay không sợ chết đứng.
- B. Khó mà biết lẽ biết lời. Biết ăn biết nói như người giàu sang
- C. Áo rách, cốt cách người thương
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5: Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói lên điều gì?
- A. Đức tính khiêm tốn.
B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
- C. Đức tính cần cù.
- D. Đức tính trung thực.
Câu 6: Em rèn tính liêm khiết trong học tập là:
- A. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán, không vụ lợi
- B. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng của mình
- C. Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7: Biểu hiện của liêm khiết là?
- A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.
- B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.
- C. Bác sĩ không nhận phong bì của bệnh nhân.
D. Cả A ,B, C.
Câu 8: Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?
A. Liêm khiết.
- B. Trung thực.
- C. Tiết kiệm.
- D. Cần cù.
Câu 9: Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là?
A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Lẽ phải.
- D. Khiêm tốn.
Câu 10: Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
- A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
- B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
- C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
D. Cả A, B, C.
Câu 11: Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?
- A. Cô V là người trung thực.
- B. Cô V là người thẳng thắn.
C. Cô V là người sống trong sạch.
- D. Cô V là người ham tiền của.
Câu 12: "Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống ..., không hám danh, ...không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ."
- A. Đơn giản, hám lợi
B. Trong sạch, hám lợi
- C. Giản dị, mưu lợi
- D. Trung thực, hám lợi
Câu 13: Biểu hiện của không liêm khiết là?
- A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.
- B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.
- C. Bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân.
D. Cả A, B, C.
Câu 14: A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói: Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em lên làm như thế nào?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.
- D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.
Câu 15: Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì?
A. Sống không trong sạch, giả dối.
- B. Sống tiết kiệm.
- C. Sống thực dụng.
- D. Sống vô cảm.
Xem toàn bộ: Bài 2: Liêm khiết
Bình luận