Trắc nghiệm công dân 8 bài 5: Pháp luật và kỉ luật
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 8 bài 5: Pháp luật và kỉ luật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các hành động: Coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì?
- A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm kỉ luật.
- C. Vi phạm quy chế.
- D. Vi phạm quy định.
Câu 2: Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
- B. Vi phạm kỉ luật.
- C. Vi phạm quy chế.
- D. Vi phạm quy định.
Câu 3: Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì?
A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.
- D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.
Câu 4: Biểu hiện của kỉ luật là?
- A. Nội quy lớp học.
- B. Quy chế thi cử.
- C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra.
D. Cả A,B,C.
Câu 5: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?
A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.
- B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.
- C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.
- D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.
Câu 6: Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Pháp luật.
D. Kỉ luật.
Câu 7: Biểu hiện của pháp luật là?
- A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.
- B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.
- C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?
A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
- B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
- C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
- D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.
Câu 9: Câu ca dao thể hiện tôn trọng pháp luật và kỉ luật
- A. Đất có lề, quê có thói
- B. Phép vua thua lệ làng
- C. Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm
D. A, B, C
Câu 10: Pháp luật là
- A. Các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành
- B. Dùng để thuyết phục
- C. Dùng để cưỡng chế
D. A, B, C
Câu 11: Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào?
- A. Pháp luật.
B. Kỉ luật.
- C. Chữ tín.
- D. Liêm khiết.
Câu 12: Pháp luật dùng để
A. Bảo vệ quyền lợi của con người
- B. Bảo vệ quyền lợi người bị tội
- C. Bảo vệ quyền lợi những người có tiền
- D. A, B đúng
Câu 13: Quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
C. Pháp luật.
- D. Kỉ luật.
Câu 14: Để chống lại những âm mưu xảo quyệt cỉa bọn tội phạm ma túy, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì?
- A. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư
- B. Thực hiện đúng những lời Bác Hồ căn dặn đối với các chiến sĩ công an
- C. Dũng cảm, mưu trí, vượt qua mọi khó khăn trở ngại
D. Tất cả các ý trên
Câu 15: Mối quan hệ pháp luật và kỉ luật:
A. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
- B. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, được trái với pháp luật.
- C. Những quy định của tập thể không phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
- D. Tất cả các ý đều sai
Xem toàn bộ: Bài 5: Pháp luật và kỉ luật
Bình luận