Trắc nghiệm công dân 8 bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 8 bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ý nghĩa xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là
- A. Làm mất đoàn kết giữa hàng xóm với nhau
B. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh.
- C. Tệ nạn ngày càng phổ biết
- D. Không giữ vững trật tự an ninh
Câu 2: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây.
A. An có thói quen vứt rác ra đầu hẽm vì không ai biết
- B. Sáng chủ nhật mọi người thường tập trung dọn vệ sinh khu phố
- C. Cô giáo tổ chức cho các em học sinh trồng hoa trên đường làng
- D. Công an khu vực xử phạt nghiêm những thanh niên tụ tập nhậu nhẹt trong xóm
Câu 3: Tiêu chuẩn nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là?
- A. Bài trừ mê tín dị đoan, phòng chống tệ nạn xã hội.
- B. Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.
- C. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh.
D. Cả A, B, C.
Câu 4: Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư?
- A. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm
- B. Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm
- C. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường
D. Cả A, B, C
Câu 5: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào?
- A. Làm cho cuộc sống bình yên.
- B. Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- C. Góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
D. Cả A, B, C.
Câu 6: Câu tục ngữ: Bán anh em xa mua láng giềng gần nói đến điều gì?
A. Xây dựng tình đoàn kết láng giềng.
- B. Xây dựng gia đình văn hóa.
- C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
- D. Xây dựng nếp sống văn minh.
Câu 7: Biểu hiện cụ thể của cộng đồng dân cư là?
- A. Làng.
- B. Thôn.
- C. Tổ dân phố.
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Biểu hiện của nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư:
- A. Tụ tập uống rượu say, đánh bạc vào ngày lễ tết.
- B. Để người chết trong nhà nhiều ngày mới đem chôn.
C. Quét dọn đường phố sạch sẽ
- D. Mọi người có thói quen vứt rác ở 1 gốc phố
Câu 9: Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung được gọi là?
- A. Dân tộc.
B. Cộng đồng dân cư.
- C. Cộng đồng.
- D. Dân số.
Câu 10: Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư học sinh cần phải làm gì?
- A. Tránh các việc làm xấu.
- B. Tham gia những hoạt động vừa sức.
- C. Bài trừ các hoạt động mê tín, dị đoan.
D. Cả A, B, C.
Câu 11: Các hoạt động thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hóa là?
- A. Không tổ chức đám cưới linh đình, xã hoa, lãng phí.
- B. Xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.
- C. Sinh đẻ có kế hoạch.
D. Cả A, B, C.
Câu 12: Việc làm nào thể hiện nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư là:
- A.Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
- B.Vứt rác bừa bãi.
C.Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.
- D. Tụ tập để đánh bạc, hút chích.
Câu 13: Các hoạt động không xây dựng nếp sống văn hóa là?
- A. Tụ tập thanh niên đánh bài.
- B. Làm theo những gì thầy bói phán.
- C. Lấy chồng trước độ tuổi nhà nước quy định.
D. Cả A, B, C.
Câu 14: Hằng năm vào các dịp gần tết, tại thôn M thường vận động bà con quét dọn đường làng, ngõ xóm, treo cờ. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Xây dựng nếp sống văn hóa.
- B. Xây dựng gia đình văn hóa.
- C. Làm cho có hình thức.
- D. Xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết.
Câu 15: Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú được gọi là?
- A. Xây dựng gia đình văn hóa.
- B. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
C. Xây dựng nếp sống văn hóa.
- D. Xây dựng văn hóa.
Bình luận