5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều trang 93

5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều trang 93. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 19. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

Câu hỏi: Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra đối với cây hoa giấy sau 1 thời gian (khoảng một tháng). Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng đó.

I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP

1. Ánh sáng

Câu 1: Lấy ví dụ cây ưa ánh sáng mạnh và cây ưa ánh sáng yếu.

Câu hỏi 1: Quan sát hình 19.2, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu? Vì sao?

Vận dụng 1

Câu hỏi: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

Câu 2: Từ kết quả trong bảng 19.1, cho biết ánh sáng mạnh hay yếu có ảnh hưởng đến quang hợp ở rong đuôi chó như thế nào.


Giải bài 19 Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Vận dụng 2

Câu hỏi: Vì sao nhiều giống cây trồng muốn thu năng suất cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày? Nêu ví dụ?

Vận dụng 3

Câu hỏi: Vì sao nhiều giống cây cảnh trồng ở chậu để trong nhà vẫn xanh tốt? Nêu ví dụ?

2. Carbon dioxide

Câu 3: Đọc thông tin ở bảng 19.2 và cho biết ảnh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ.

Giải bài 19 Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Câu 4: So sánh cường độ quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ ở cùng một nồng độ carbon dioxide. Từ đó có thể rút ra kế luận gì?

3. Nước

Câu 5: Nêu ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp ở cây xanh

Câu hỏi 2: Lấy ví dụ cây có nhu cầu nước khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển?

Vận dụng 4

Câu hỏi: Kể tên những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước ở địa phương?

Vận dụng 5

Câu hỏi: Vì sao trong trồng trọt muốn thu được năng suất cao thì cần tưới đủ nước cho cây trồng?

4. Nhiệt độ

Câu 6: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình quang hợp ở cây xanh

Câu 7: Đọc thông tin bảng 19.3, cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua. Cây quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ nào?

Giải bài 19 Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Câu 8: Có phải cứ tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp sẽ tăng lên không?

Vận dụng 6

Câu hỏi: Vì sao trong thực tiễn người ta cần chống nóng và chống rét cho cây?

II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC TRỒNG VÀ BẢO VỆ CÂY XANH.

Câu 9: Cho biết hậu quả của việc cháy rừng và chặt phá rừng đầu nguồn.

Câu 10: Quan sát hình 19.4 và đọc thông tin mục II, cho biết.

a. Vai trò của cây xanh. Các vai trò này do đâu mà có.

b. Ý nghĩa việc trồng và bảo vệ cây xanh.

Giải bài 19 Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Câu hỏi 3: Dựa vào phương trình quang hợp, giải thích một số vai trò của cây xanh trong tự nhiên

Câu hỏi 4: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ: "Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".

Vận dụng 7

Câu hỏi: Cho ví dụ về phong trào trống và bảo vệ cây xanh ở địa phương em.

Vận dụng 8

Câu hỏi: Hãy viết một đoạn văn ngắn về phong trào trong và bảo vệ cây xanh ở địa phương. Em phải làm gì để góp phần trồng thêm nhiều cây xanh?

Câu hỏi: Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra đối với cây hoa giấy sau 1 thời gian (khoảng một tháng). Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng đó.

PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP

1. Ánh sáng

Câu 1: 

- Cây ưa ánh sáng mạnh: cây hoa giấy, cây hoa sứ.

- Cây ưa ánh sáng yếu: cây tầm gửi, cây sâm ngọc linh.

Câu hỏi 1: 

- Cây ưa sáng yếu: Cây trầu không, vì có phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm, cây thấp nhỏ mọc dưới bóng cây khác.

- Cây ưa sáng mạnh: Cây bạch đàn, vì có phiến lá nhỏ, màu xanh sáng, thân cây cao lớn, thường mọc ở nơi quang đãng.

Vận dụng 1

Câu hỏi: 

Để cung cấp đủ cường độ và thời gian chiếu sáng thích hợp để kích thích quá trình quang hợp tích lũy vật chất trong cây → cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Câu 2: 

Ánh sáng mạnh thì cây quang hợp mạnh, giải phóng ra nhiều khí oxygen và ngược lại.

Vận dụng 2

Câu hỏi: 

Vì trồng quá dày khiến cây thu nhận được ít ánh sáng hơn → quang hợp yếu, chất hữu cơ tạo thành ít hơn → Năng suất thấp.

Vận dụng 3

Câu hỏi: 

Vì những cây cảnh này ưa bóng nên khi đặt trong nhà vẫn có thể quang hợp được và phát triển xanh tốt. VD: Cây lưỡi hổ

2. Carbon dioxide

Câu 3: 

Nồng độ CO2 tăng từ 0,03% → 0,1% thì cường độ quang hợp tăng. Nồng độ CO2 tăng lên quá cao (0,4%) thì cường độ quang hợp giảm.

Câu 4: 

 Cường độ quang hợp của cây đậu xanh luôn < cây bí đỏ 

Kết luận: Ở cùng một nồng độ CO2, thì cường độ quang hợp ở mỗi loại cây là khác nhau.

3. Nước

Câu 5: 

Là nguyên liệu quang hợp ở cây xanh. Cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường. Cây thiếu nước, quang hợp giảm.

Câu hỏi 2: 

Ví dụ: Cây mía khi mới trồng cần tưới nước thường xuyên, đến khi có đốt thì không cần tưới nước nữa.

Vận dụng 4

Câu hỏi: 

- Cần nhiều nước: cây lúa, cây xu hào, cây ca cao, cây xoài,...

- Cần ít nước: cây cọ, cây hoa giấy, cây hải quỳ, cây xương rồng...

Vận dụng 5

Câu hỏi: 

Vì giúp cây quang hợp hiệu quả → Cây sinh trưởng phát triển tốt, tạo thành nhiều chất hữu cơ giúp thu được năng suất cao.

4. Nhiệt độ

Câu 6: 

Khi nhiệt độ quá cao/thấp thì quá trình quang hợp bị giảm hoặc bị ngưng trệ.

Câu 7: 

Ở 13 độ C, cây cà chua quang hợp yếu. Ở 21 độ C, cây cà chua quang hợp mạnh. Ở 35 độ C, cây cà chua ngưng quang hợp

Câu 8: 

Không phải. Nếu tăng nhiệt độ trên mức trung bình 20-30 độ C, thì quá trình quang hợp bị ngưng trệ.

Vận dụng 6

Câu hỏi: 

Vì tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho quá trình quang hợp, cây sẽ tạo được nhiều chất hữu cơ, giúp cây lớn nhanh và sinh trưởng tốt.

II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC TRỒNG VÀ BẢO VỆ CÂY XANH.

Câu 9: 

Thiên tai, diện tích rừng giảm khiến lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

Câu 10: 

a. Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh; tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn và nơi ở cho sinh vật; hút khí CO2 ® bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn.

b. Giảm thảm hoạ lũ lụt, sạt lở đất; có đủ nguyên nhiên liệu cho quá trình sản xuất; cung cấp đủ thức ăn cho các sinh vật.

Câu hỏi 3: 

Điều hòa không khí, dòng chảy, phòng tránh sạt lở, lũ quét, hạn hán; giúp các sinh vật khác hô hấp, duy trì sự sống.

Câu hỏi 4: 

Bác khuyên mọi người khi hãy tích cực trồng cây, mang lại lợi ích rất lớn với môi trường, con người, góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

Vận dụng 7

Câu hỏi: 

Phủ xanh đất trống đồi trọc; tổ chức ngày tết trồng cây vào mùa xuân;...

Vận dụng 8

Câu hỏi: 

Chủ nhật vừa rồi trường em tổ chức chương trình trồng cây xanh để bảo vệ môi trường, em và các bạn đã cùng nhau tham gia. Đó là một ngày đẹp trời, cầm trên tay những hạt giống cây trồng. Bạn nào cũng cầm theo rất nhiều cây non. Cô giáo phân công hai bạn một chiếc xẻng nhỏ, nhóm nào trồng được nhiều cây nhất thì sẽ được thưởng một bông hoa điểm tốt. Chúng em vui thích vô cùng. Chỉ một buổi sáng mà sân vườn của trường em đã trồng đầy ắp những hàng hoa, hàng cây xanh. Từ giờ em sẽ tích cực tham gia vì trồng cây giúp ích cho môi trường.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều, giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều trang 93, giải KHTN 7 CD trang 93

Bình luận

Giải bài tập những môn khác