5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều trang 140
5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều trang 140. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 29. KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
Câu hỏi: Quan sát hình 29.1, mô tả sự biến đổi hoa hướng dương qua các giai đoạn. Sự biến đổi đó gọi là gì?
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Câu 1: Tìm thêm các ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Câu hỏi 1: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật?
Câu 2: Quan sát hình 29.1 và 29.2, chỉ ra dậu hiệu của sinh trưởng và phát triển.
II. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Câu hỏi 2: Cho biết các biểu hiện của sinh vật trong bảng 29.1 là sinh trưởng hay phát triển.
Câu 3: Vì sao chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Câu hỏi 3: Lấy một số ví dụ về biểu hiện của thực vật, động vật khi thiếu và thừa chất dinh dưỡng.
Vận dụng 1
Câu hỏi: Dựa vào những biểu hiện sinh trưởng, phát triển nào ở người giúp em có thể biết được người đó thiếu hay thừa chất dinh dưỡng? Giải thích.
Câu 4: Nêu ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Câu hỏi 4: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của một số sinh vật ở địa phương em.
Câu 5: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Câu 6: Quan sát hình 29.3, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của ruồi giấm và cá rô phi
Câu hỏi 5: Nêu một số ví dụ minh hoạ về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật.
Câu hỏi 6: Vì sao mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn, đặc biệt là gia súc còn non?
Câu hỏi 7: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài cây mà em biết
Câu 7: Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.
Vận dụng 2
Câu hỏi: Kể tên một số biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng mà em biết
PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
Câu hỏi:
- Sự biến đổi: Gieo hạt; nảy mầm; xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài, đâm sâu; cây lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhiều nhánh, đâm sâu; cây tăng chiều cao, rễ nhiều nhánh, xuất hiện hoa; cây cao, hoa nở.
- Gọi là sự sinh trưởng và phát triển.
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Câu 1:
Sinh trưởng: Cây bạch đàn cao 1 mét, sau 2 năm thì có chiều cao là 3 mét.
Phát triển: Sự ra rễ, ra lá, nảy chồi, ra hoa, kết hạt của cây.
Câu hỏi 1:
Gà con sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định sẽ thực hiện chức năng sinh sản là đẻ trứng.
Câu 2:
- Sinh trưởng: tăng khối lượng, kích thước của cơ thể
Phát triển: hình thành các chức năng mới ở mỗi giai đoạn, xuất hiện hình thái mới.
II. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Câu hỏi 2:
Biểu hiện | Sinh trưởng | Phát triển |
Hạt nảy mầm |
| x |
Gà trống bắt đầu biết gáy |
| x |
Cây ra hoa |
| x |
Diện tích phiến lá tăng lên | x |
|
Lơn con tăng cân từ 2kg lên 4kg | x |
|
Câu 3:
Vì thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật qua các giai đoạn.
Câu hỏi 3:
Ví dụ: Ở người, thiếu protein sẽ dẫn đến suy nhược, gầy yếu, rụng tóc, da mất độ đàn hồi,… Thừa sắt sẽ dẫn đến mệt mỏi, người yếu, da đậm màu,…
Vận dụng 1
Câu hỏi:
Thể trạng ở người vì yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể.
Câu 4:
Thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.
Câu hỏi 4:
Một số ao, hồ ở địa phương em đang cạn dần nước do các tháng mùa khô, dẫn đến việc các sinh vật thủy sinh bị chết hàng loạt.
Câu 5:
Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể sinh vật sinh trưởng và phát triển chậm lại hoặc chết. Ở động vật nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kỳ sống, tỷ lệ nở trứng, tỷ lệ giới tính,...
Câu 6:
- Ruồi giấm. Ở 25oC, ruồi giấm chỉ sống được 10 ngày, ở 18oC thì có thể sống được 17 ngày.
- Cá rô phi chỉ sống được ở khoảng 5 - 42oC.
Câu hỏi 5:
Ở nhiệt độ cao, cơ thể động vật sẽ đổ mồ hôi nhiều ® mất nước. Còn thực vật thì cây cối dễ bị khô héo, phát triển kém hơn.
Câu hỏi 6:
Vì gia súc là động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, để duy trì thân nhiệt ổn định thì gia súc cần được ăn nhiều hơn.
Câu hỏi 7:
Cây bàng, cây phượng, cây bạch dương,… thường rụng lá vào mùa thu – đông, đến mùa xuân – hè, tán cây lại rợp lá.
Câu 7:
- Thực vật: ảnh hưởng đến sự ra hoa và sự nảy mầm của hạt.
- Động vật: quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Vận dụng 2
Câu hỏi:
Bón phân, cắt cành để kích thích cây nở hoa; tăng nguồn nhiệt; trồng cây trong nhà kính; dùng đèn led để kích thích hoa nở.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều, giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều trang 140, giải KHTN 7 CD trang 140
Bình luận