Trắc nghiệm Sinh học 7 Cánh diều bài 29 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 29 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?
- A. Cơ thể thực vật ra hoa
- B. Cơ thể thực vật tạo hạt
C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
- D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa
Câu 2: Ở cây Một lá mầm, mô phân sinh gồm có
- A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
- B. mô phân sinh lóng và mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
- D. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.
Câu 3: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là
A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
- B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
- C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
- D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.
Câu 4: Đâu là hiện tượng sinh trưởng?
- A. Cây lúa trổ bông.
B. Cây cau cao lên.
- C. Trứng gà nở thành gà con.
- D. Hạt cam nảy mầm.
Câu 5: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên
- B. Mô phân sinh đỉnh cây
- C. Mô phân sinh lỏng
- D. Mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 6: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là:
- A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua
- B. Châu chấu, ếch, muỗi
- C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi
D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ
Câu 7: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là
- A. mô phân sinh đỉnh rễ.
B. mô phân sinh lóng.
- C. mô phân sinh bên.
- D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 8: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái
A. sinh lý rất khác với con trưởng thành
- B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý
- C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành
- D. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng phát triển
A. Mèo trưởng thành đẻ ra mèo con
- B. Vịt con lớn thành vịt trưởng thành
- C. Diện tích phiến lá tăng lên
- D. Lợn con tăng cân từu 2kg lên 4kg
Câu 10: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình:
- A. tăng chiều dài cơ thể
- B. tăng về chiều ngang cơ thể
- C. tăng về khối lượng cơ thể
D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể
Câu 11: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?
A. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
- B. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.
- C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.
- D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau.
Câu 12: Sinh trưởng ở sinh vật là
A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
- B. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.
- C. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào và mô.
- D. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hoá tế bào.
Câu 13: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là
- A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
- B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
- D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm
Câu 14: Ở cây Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của
- A. mô phân sinh cành.
- B. mô phân sinh bên.
- C. mô phân sinh lóng.
D. mô phân sinh đỉnh.
Câu 15: Phát triển của sinh vật là
A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
- B. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
- C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.
- D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
Câu 16: Loại mô phân sinh không có ở cây ngô là
- A. mô phân sinh đỉnh rễ.
- B. mô phân sinh lóng.
C. mô phân sinh bên.
- D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 17: Sinh trưởng ở sinh vật là
- A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
- B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
- C. quá trình tăng về chiều cao và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
Câu 18: Phát triển ở sinh vật là
- A. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.
B. những biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật, bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
- C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật.
- D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể, biểu hiện ở ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
Câu 19: Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng của nhân tố nào?
- A. Đặc điểm loài
- B. Nhiệt độ
- C. Ánh sáng
- D. Nước, dinh dưỡng
E. Tất cả các đáp án trên
Câu 20: Cho các bộ phận sau:
(1) Đỉnh rễ
(2) Thân
(3) Chối nách
(4) Chồi đỉnh
(5) Hoa
(6) Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở
- A. (1), (2), (3).
- B. (2), (3), (4).
- C. (3), (4), (5).
D. (2), (5), (6).
Câu 21: Cho dữ liệu sau:
Cột A | Cột B |
1. Sinh trưởng | a. Hạt nảy mầm |
b. Cây lên cao | |
c. Gà trống bắt đầu biết gáy | |
2. Phát triển | d. Cây ra hoa |
e. Diện tích phiến lá tăng lên | |
f. Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4 kg. |
Hãy ghép cột A với cột B tương ứng.
- A. 1 - b, d, f và 2 - a, c, e.
B. 1 - b, e, f và 2 - a, c, d.
- C. 1 - a, b, e và 2 - c, d, f.
- D. 1 - a, b, f và 2 - c, d, e.
Câu 22: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển
- A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
- B. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
- C. chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
Câu 23: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.
Hạt → ……. → ……. → …….. → ……..
A. Hạt nảy mầm → Cây non → Cây con → Cây trưởng thành
- B. Hạt nảy mầm → Cây con → Cây non → Cây trưởng thành
- C. Hạt nảy mầm → Cây non → Cây trưởng thành → Cây con
- D. Hạt nảy mầm → Cây con → Cây trưởng thành → Cây non
Câu 24: Vào mùa đông, một số cây có hiện tượng rụng lá nhằm
A. giảm sự thoát hơi nước, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
- B. giảm sự trao đổi chất, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
- C. giảm quá trình quang hợp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
- D. giảm quá trình hô hấp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
Câu 25: Cho các mệnh đề sau:
1. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
2. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.
3. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật.
4. Con gà tăng từ 1,2 kg đến 3 kg là sự sinh trưởng của động vật.
Số mệnh đề đúng là
- A. 1.
- B. 4.
C. 3.
- D. 2.
Bình luận