5 phút giải Hóa học 12 Chân trời sáng tạo trang 59

5 phút giải Hóa học 12 Chân trời sáng tạo trang 59. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 11. TƠ – CAO SU – KEO DÁN TỔNG HỢP

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Năm 1839, khi trộn cao su thiên nhiên với lưu huỳnh để cải thiện các tính năng của cao su, Charles Goodyear vô tình đánh rơi hỗn hợp này vào bếp đang nóng. Ông ngạc nhiên thấy rằng hỗn hợp tạo thành trở nên cứng nhưng linh động. Tiếp tục nghiên cứu quá trình đun nóng cao su với lưu huỳnh và ông gọi đây là quá trình lưu hoá cao su”.

Cao su là gì? Cao su có những đặc tính nào? Bản chất của quá trình lưu hoá cao su là gì?

1. TƠ

Luyện tập 1: Tơ tự nhiên có nguồn gốc từ đâu?

Vận dụng: Tơ tằm cấu tạo gồm 2 loại protein chính: sericin và fibroin. Tại sao không nên sử dụng xà phòng có độ pH cao để giặt quần áo bằng tơ tằm?

Thảo luận 1: Tại sao tơ nylon-6,6 kém bền với acid và kiềm?

Luyện tập 2: Tơ nitron được điều chế từ acrylonitrile (CH2=CH-CN). Cho biết công thức của tơ nitron.

2. CAO SU

Luyện tập 1: Liệt kê các lĩnh vực ứng dụng của vật liệu cao su.

Vận dụng: Cây cao su là cây công nghiệp chủ đạo của nước ta. Em hãy tìm hiểu và cho biết sản lượng cao su của nước ta hiện nay khoảng bao nhiêu? Cao su được trồng nhiều ở các tỉnh nào nước ta và loại cây này phù hợp với loại đất nào?

Luyện tập 2: Chloroprene là chất có công thức CH2=C(Cl)-CH=CH2. Hãy viết phương trình phản ứng điều chế cao su chloroprene từ chloroprene.

Luyện tập 3: Viết phương trình phản ứng điều chế cao su buna-N từ buta-1,3-diene và acrylonitrile (CH2=CH-CN).

Luyện tập 4: Kể tên thương mại một số loại keo dán thường gặp.

BÀI TẬP

Câu hỏi 1: Loại vật liệu nào sau đây không  phải là tơ tự nhiên?

A. Len         B. Tơ cellulose acetate               C. Bông                 D. Tơ tằm

Câu hỏi 2: Cần cho bao nhiêu tấn acrylonytrile để điều chế 1 tấn tơ nitron? Biết hiệu suất của phản ứng trùng hợp là 65%.

Câu hỏi 3: Hãy tìm hiểu quy trình khai thác và chế biến cao su thiên nhiên.

Câu hỏi 4: Len thường để sản xuất các loại áo len giữ ấm vào mùa đông. Đặc biệt, một số loại áo làm bằng lông cừu rất ấm và có giá thành cao. Nêu các điểm cần chú ý khi giặt quần áo làm bằng len.

PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Đáp án: - Cao su là vật liệu polymer có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực dừng tác dụng.

- Tính đàn hồi.

- Là quá trình chế biến cao su với lưu huỳnh.

1. TƠ

Đáp án LT1: Trong tự nhiên: quả bông, lông cừu, dê, thỏ, …

Đáp án VD: Vì dễ bị thuỷ phân làm quần áo mau hỏng.

Đáp án TL1: Vì trong tơ nylon-6,6 có liên kết -CONH- 

Đáp án LT2: -(CH2-CH(CN))-n

2. CAO SU

Đáp án LT1: - Công nghiệp ô tô và vận tải: lốp xe, phớt,…

- Công nghiệp điện tử: bàn phím, con lăn chuột, linh kiện điện tử,…

- Y tế: bình xịt, dây đeo, găng tay y tế,…

- Công nghiệp hàng tiêu dùng: vòi cao su, đồ chơi,…

Đáp án VD: - 1,226 nghìn tấn (năm 2020)

- Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.

- Đất badan.

Đáp án LT2: CH2=C(Cl)-CH=CH2 -(CH2-C(Cl)=CH-CH2)-n

Đáp án LT3: nCH2=CH-CH-CH2 + nCH2=CH-CN –(CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH-CN)-n

Đáp án LT4: Keo 502, keo con chó, keo nến, keo silicon, keo sữa, keo AB,…

BÀI TẬP

Đáp án CH1: 

Đáp án CH2: 1,54 tấn

Đáp án CH3: - Khai thác: Cạo mủ, thu gom, bảo quản.

- Chế biến:  Pha loãng: dùng Na2S2O5. ; Lọc: loại bỏ tạp chất; Cán mỏngSấy khô cao su thành dạng tấm; Phân loại và đóng gói.

Đáp án CH4: - Giặt tay, dùng nước ấm để giặt.

- Để tránh áo bị giãn nên pha vào một ít giấm.

- Lộn ngược áo len khi giặt.

- Không nên vắt khô áo.

- Không được sấy.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Hóa học 12 Chân trời sáng tạo, giải Hóa học 12 Chân trời sáng tạo trang 59, giải Hóa học 12 CTST trang 59

Bình luận

Giải bài tập những môn khác