5 phút giải Hóa học 12 Chân trời sáng tạo trang 55

5 phút giải Hóa học 12 Chân trời sáng tạo trang 55. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10. CHẤT DẺO VÀ VẬT LIỆU COMPOSITE

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Chất dẻo đầu tiên là poly(vinyl chloride), được phát triển vào năm 1838. Tiếp theo đó là các chất dẻo sản xuất từ polystyrene vào năm 1839,... Nhưng cho đến khi nhà khoa học người Mỹ, Leo Baekeland khám phá ra poly(phenol formadehyde) vào năm 1907 thì chất dẻo mới phát triển mạnh mẽ.

Chất dẻo là gì? Chúng có thành phần và các tính chất cơ lí gì?

1. CHẤT DẺO

Thảo luận 1: Hệ thống ống dẫn và thoát nước sinh hoạt chủ yếu làm từ chất dẻo PVC (Hình 10.1). Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của vật liệu này.

Luyện tập: Viết phản ứng điều chế PE, PP, PVC từ các monomer tương ứng.

2. VẬT LIỆU COMPOSITE

Luyện tập: Nêu ưu điểm của vật liệu composite so với vật liệu polymer ban đầu.

3. SỬ DỤNG CHẤT DẺO VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thảo luận 2: Nêu các vật dụng bằng chất dẻo thường được sử dụng hàng ngày mà có thể tái chế.

Thảo luận 3: Để hạn chế sử dụng túi nylon làm bằng chất dẻo, em có thể dùng biện pháp nào?

Vận dụng: Thuật ngữ 3R bao gồm Reduce (tiết giảm), Reused (tái sử dụng) và Recyle (tái chế) nhằm hạn chế rác thải (trong đó chủ yếu là các vật liệu polymer) đã xuất hiện và thực hiện từ lâu trên thế giới. Những năm gần đây, ở Việt Nam khẩu hiệu này cũng đã được tuyên truyền và áp dụng. Tuy nhiên, khâu tái chế rác vẫn còn rất hạn chế. Hãy nêu những hạn chế trong quá trình tái chế rác thải ở địa phương em.

BÀI TẬP

Câu hỏi 1: Hãy nêu một số biện pháp tránh lạm dụng chất dẻo trong cuộc sống thường ngày.

Câu hỏi 2: Các polymer thiên nhiên như tinh bột, cellulose có khả năng phân hủy sinh học rất tốt. Hơn nữa, chúng được xem là các vật liệu xanh, có thể tái tạo. Hãy tìm hiểu và liệt kê một số vật dụng được làm từ loại polymer này.

Câu hỏi 3: Trong công nghiệp, PVC dùng làm chất dẻo được sản xuất từ ethylene với hiệu suất giả định cho từng bước theo sơ đồ sau:

C2H4 C2H4Cl2 CH2=CHCl PVC

Cần bao nhiêu tấn ethylene để sản xuất 1 tấn PVC theo sơ đồ hiệu suất trên?

PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Đáp án: - Là vật liệu polymer có tính dẻo.

- Gồm polymer, chất hóa dẻo và chất độn.

- Tính chất cơ lí: có khả năng bị biến dạng và quay trở lại ban đầu.

1. CHẤT DẺO

Đáp án TL1: - Ưu: cách điện tốt, bền với acid, giá thành rẻ.

- Nhược: cứng, kém ổn định và khó gia công.

Đáp án LT: PE: nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n.

PP: nCH2=CHCH3 (-CH2-CH(CH3)-)n.

PVC: nCH2=CH-Cl   (-CH2-CH(Cl)-)n.

2. VẬT LIỆU COMPOSITE

Đáp án LT: Tính chất vượt trội hơn.

3. SỬ DỤNG CHẤT DẺO VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đáp án TL2: Túi, bao bì nhựa; hộp đựng thực phẩm, đồ chơi, bình đựng nước,...

Đáp án TL3: - Khi đi chợ sử dụng túi vải.

- Chọn các sản phẩm được đóng gói trong vật liệu thân thiện với môi trường.

- Tuyên truyền và giáo dục.

Đáp án VD: - Hệ thống tái chế được xây dựng và phát triển để đáp ứng nhu cầu.

- Mọi người vẫn chưa nhận thức về ý nghĩa và lợi ích của việc tái chế rác thải.

BÀI TẬP

Đáp án CH1: - Sử dụng đồ dùng bền và có thể dùng được nhiều lần; thiết kế để tận dụng chúng cho mục đích phù hợp khác.

- Phân loại, thu thập và tái chế chất dẻo.

Đáp án CH2: Bàn ghế, giường, tủ, giấy, sách, vở,...

Đáp án CH3: tấn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Hóa học 12 Chân trời sáng tạo, giải Hóa học 12 Chân trời sáng tạo trang 55, giải Hóa học 12 CTST trang 55

Bình luận

Giải bài tập những môn khác