Lý thuyết trọng tâm Hóa học 12 Chân trời bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 10. CHẤT DẺO VÀ VẬT LIỆU COMPOSITE

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

- Nêu được khái niệm chất dẻo.

- Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystryrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).

- Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp để hạn chế sử dụng một số loại chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

- Trình bày được khái niệm vật liệu composite.

- Trình bày được các ứng dụng của một số loại vật liệu composite.

- Nắm vững được cách sử dụng vật liệu polymer một cách hợp lí.

B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. Chất dẻo

a) Khái niệm chất dẻo

- Chất dẻo là vật liệu polymer có tính dẻo.

- Tính dẻo: có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực lực bên ngoài, vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

- Thành phần: polymer (thành phần chính), các chất hóa dẻo và chất độn.

b) Một số polymer thông dụng làm chất dẻo

Polymer thông dụng làm chất dẻo bao gồm PE, PP, PVC, PS, PPF, poly(methyl methacrylate). 

- PE: chất dẻo mềm, chủ yếu để chế tạo chai đựng đồ uống, túi nhựa.  

- PP: Sản xuất từ propylene; dùng để sản xuất bao bì, hộp đựng thực phẩm. 

- PVC: cách điện tốt, bền với acid; dùng phổ biến để sản xuất vật liệu cách điện, ống dẫn thoát nước, áo mưa.

- Poly(methyl methacrylate): chất dẻo trong suốt; dùng để sản xuất thủy tinh hữu cơ.

- PS: sản xuất vỏ tivi, tủ lạnh, điều hòa.

- PPF: sản xuất bột ép, chất kết dính trong cao su,…

2. Vật liệu composite

a) Khái niệm vật liệu composite

- Vật liệu composite: vật liệu tổ hợp từ ít nhất hai vật liệu khác nhau; vật liệu mới có tính chất vượt trội so với các vật liệu thành phần.

- Vật liệu composite thường có hai thành phần chính:

Thành phần

Vai trò

Dạng vật liệu thường gặp

Vật liệu cốt

Giúp vật liệu có được các đặc tính cơ học cần thiết.

- Dạng cốt sợi (sợi thủy tinh, sợi cellulose, sợi carbon, …).

- Dạng cốt hạt (kim loại, bột gỗ, bột đá,…).

Vật liệu nền

Liên kết vật liệu cốt với nhau, tạo tính thống nhất cho vật liệu composite.

- Thường là polymer (polyester, nhựa phenol formaldehyde, PVC, PP,…).

b) Ứng dụng của một số vật liệu composite 

- Do có nhiều tính chất quý (nhẹ, cách nhiệt và cách điện tốt, độ bền cao,…), vật liệu composite được ứng dụng rộng rãi:

+ Vật liệu composite cốt sợi: sản xuất các bộ phận khác nhau của máy bay, tàu thủy,… 

+ Vật liệu composite cốt hạt (gỗ tổng hợp): được ép từ bột gỗ và nhựa,…; được dùng thay thế gỗ trong các vật dụng gia đình

3. Sử dụng chất dẻo và bảo vệ môi trường

- Nhiều loại chất dẻo có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, làm ô nhiễm môi trường đất và nước sinh hoạt.

- Một số giải pháp hạn chế xả thải chất dẻo độc hại ra môi trường:

+ Tiết giảm: Hạn chế thải chất dẻo ra môi trường. Sử dụng đồ dùng bền, có thể dùng được nhiều lần.

+ Tái sử dụng: Sử dụng đồ dùng làm bằng chất dẻo nhiều lần và thiết kế để tận dụng chúng cho mục đích phù hợp khác.

+ Tái chế: Nhiều chất dẻo có thể tái chế cho mục đích sử dụng khác.

+ Sử dụng chất dẻo (polylactic acid, polyglyconic acid) có khả năng phân hủy sinh học.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Hóa học 12 CTST bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite, kiến thức trọng tâm Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite, Ôn tập Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite

Bình luận

Giải bài tập những môn khác