Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2
Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
+ Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng); đọc rõ ràng câu chuyện, bài thơ; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 - 70 tiếng trong 1 phút. Hiểu nội dung bài đọc; nhận biết các sự việc chính trong bài đọc, nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói,...
+ Biết nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, chi tiết, nhân vật hoặc đoạn văn, đoạn thơ yêu thích); biết nói và đáp lời an ủi, động viên phù hợp với tình huống giao tiếp.
+ Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động quen thuộc; biết sử dụng các từ ngữ để đặt câu giới thiệu, câu nêu đặc điểm, câu nêu hoạt động; biết sử dụng dấu chấm, và dấu phẩy (tách các bộ phận cùng loại) trong các câu có nội dung đơn giản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TIẾT 1 -2
NỘI DUNG 1: LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI ĐÃ HỌC
Đọc lại các bài đã học.
Đọc xong, nghe bạn trong nhóm đọc câu hỏi ở cuối bài đọc để trả lời.
NỘI DUNG 2: TRAO ĐỔI VỀ CÁC BÀI ĐỌC
Nêu tên bài đã đọc, chi tiết, nhân vật hoặc đoạn văn, đoạn thơ mình yêu thích.
+ Bạn thích bài đọc nào nhất? Vì sao?
+ Bạn nhớ nhất hoặc thích nhất chi tiết hoặc nhân vật nào trong bài đọc?
+ Bạn thích đoạn thơ hoặc đoạn văn nào nhất trong bài đọc?
Video trình bày nội dung:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài bốc thăm được.
- HS lắng nghe GV nhận xét, cho điểm.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS nhận xét, trao đổi về các bài đọc.
- HS hỏi - đáp theo câu hỏi GV đã chuẩn bị.
TIẾT 3 – 4
NỘI DUNG 1: ĐỌC BÀI THƠ, TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU
Quan sát tranh, đọc bài thơ; trả lời các câu hỏi.
Từng bạn đóng vai một trong số các bạn đến thăm thỏ nâu, nói 2 - 3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn trong lớp đối với thỏ nâu. Mỗi bạn nên có cách nói khác nhau.
NỘI DUNG 2: QUAN SÁT TRANH, TÌM TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM
Quan sát tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm; viết từ ngữ tìm được vào bảng nhóm.
Quan sát tranh, tìm từ ngữ:
a. Chỉ sự vật (người, đồ vât, con vât, cây cối).
M: trẻ em
b. Chỉ đặc điểm
M: tươi vui
c. Chỉ hoạt động
M: chạy nhảy
Từ ngữ chỉ sự vật | Trẻ em, ông cụ |
Từ ngữ chỉ đặc điểm | Tươi vui, chăm chú |
Từ ngữ chỉ hoạt động | Chạy nhảy, đọc báo |
NỘI DUNG 3: ĐẶT CÂU
Đặt được câu giới thiệu sự vật, câu nêu đặc điểm, câu nêu hoạt động.
a. Câu giới thiệu sự vật
M: Đây là công viên.
b. Câu nêu đặc điểm
M: Công viên hôm nay đông vui.
c. Câu nêu hoạt động
M: Mọi người đi dạo trong công viên.
+ Câu giới thiệu thường có từ là.
+ Câu nêu đặc điểm có từ ngữ chỉ đặc điểm.
+ Câu nêu hoạt động có từ ngữ chỉ hoạt động
Video trình bày nội dung:
- HS đọc thầm.
- HS đọc yêu cầu mục a,b.
- Tên các nhân vật được vẽ trong tranh: thỏ nâu, gấu, mèo, hươu, nai.
a. Thỏ nâu nghỉ học vì thỏ nâu bị ốm.
b. Các bạn bàn nhau chuyện đi thăm thỏ nâu.
+ Đóng vai Gấu: Thỏ nâu ơi, tớ là Gấu đây. Tớ nghe tin Thỏ nâu bị ốm, tớ đến thăm bạn đây. Tớ mua khế cho Thỏ nâu ăn đấy. Chúc bạn chóng khỏe, chúng mình lại cùng đi học nhé.
+ Đóng vai Hươu: Thỏ nâu ơi, tớ là Hươu đây. Tớ nghe tin Thỏ nâu bị ốm, tớ đến thăm bạn đây. Tớ mua sữa bột cho Thỏ nâu ăn đấy. Chúc bạn chóng khỏe, chúng mình lại cùng đi học nhé.
- Tớ là Khỉ nâu đây. Hôm nay tớ phải ở nhà trông em Khỉ con cho mẹ đi hái chuối, không đi thăm Thỏ nâu được. Tớ chúc bạn nhanh khỏi ốm để đến lớp học nhé.
Từ ngữ chỉ sự vật | Trẻ em, ông cụ, người mẹ, ong bướm, chim, cây, vườn hoa, thùng rác |
Từ ngữ chỉ đặc điểm | Tươi vui, chăm chú, vui vẻ, rực rỡ, đỏ thắm, xanh rờn, đông vui |
Từ ngữ chỉ hoạt động | Chạy nhảy, đọc báo, chạy bộ, tập thể dục, đá bóng, đọc báo, trò chuyện, bay |
+ Câu giới thiệu: Ghế ngồi ở công viên là ghế đá.
+ Câu nêu đặc điểm: Thảm cỏ xanh rờn.
+ Câu nêu hoạt động: Ông cụ đọc báo
TIẾT 5 – 6
NỘI DUNG 1: TÌM LỜI GIẢI CÁC CÂU ĐỐ VỀ LOÀI CHIM
Quan sát 3 hình ảnh minh họa bài tập, đọc các câu đố và nêu tên loài chim trong các câu đố.
Đoán xem mỗi câu đố nói về loài chim nào?
Quan sát tranh, đọc kĩ các câu đố.
Nêu tên của các loài chim được nhắc đến trong mỗi câu đố.
+ Chim gõ kiến: có đầu rìu mỏ dài, mảnh và cong dần xuống, lưỡi của chúng ngắn. Một con chim gõ kiến có thể gõ liên tục vào thân cây 100 lần/phút.
+ Chim bói cá: thường sống gần sông và ăn cá.
+ Chim cuốc: có một chiếc mỏ dài và sắc nhọn, đi cùng là một chiếc cổ khá dài và có bộ lông trắng đen.
NỘI DUNG 2: TÌM TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT LOÀI VẬT MÀ EM THÍCH
Quan sát các bức tranh, tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật em thích (hình dáng, màu lông, tiếng hót, dáng bay,...).
Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của một loài vật mà em thích
+ Quan sát kĩ bức ảnh chím chích bông, tìm từ ngữ chỉ đặc điểm bên ngoài của chích bông: màu lông, hình dạng,...
+ Nêu thêm những đặc điểm của chích bông dựa bức ảnh và hiểu biết thực tế của các em (tiếng hót, dáng bay,...). VD: xinh xắn, nhỏ nhắn, đáng yêu, nhanh nhẹn,...
+ Đọc tên các loài vật dưới mỗi bức ảnh, chọn một loài vật mình yêu thích.
+ Dựa vào ảnh và hiểu biết của bản thân về loài vật em chọn, tìm thêm từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật đó.
+ Viết từ ngữ tìm được vào vở.
NỘI DUNG 3: HỎI – ĐÁP VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOÀI VẬT
Hỏi – đáp về đặc điểm của một số loài vật theo mẫu.
M: - Gấu có thân hình như thế nào?
- Thân hình gấu to lớn
- Gấu đi như thế nào?
- Gấu đi lặc lè.
VD: Hỏi: - Vì sao gấu hay đi kiếm mật ong?
Đáp: - Vì gấu rất thích ăn mật ong.
NỘI DUNG 4: CHỌN DẤU CHẤM HOẶC DẤU PHẨY THAY CHO Ô VUÔNG
Đọc kĩ ô vuông, lựa chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy phù hợp cho mỗi ô vuông.
Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông
Giải thích được vì sao chọn dấu câu đó cho mỗi ô vuông.
+ Tìm vị trí đặt đấu chấm: tìm xem chữ nào trong đoạn văn được viết hoa thì đặt đấu chấm trước chữ đó.
+ Tìm vị trí đặt đấu phẩy: HS tìm các từ ngữ cùng loại đứng cạnh nhau
Video trình bày nội dung:
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời: chim gõ kiến, chim cuốc, chim bói cá.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS viết bài.
- HS đọc bài.
Ví du: con thỏ lông trắng, đáng yêu, hiền lành, dễ thương, lông mượt,...
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời:
+ Chó kêu như thế nào?
Chó kêu gâu gâu
+ Gà con lông màu gì?
Gà con có lông tơ màu vàng óng
Vào ngày hội, đồng bào các buôn xa, bản gần nườm nượp kéo về buôn Đôn. Tất cả đều đổ về trường đua voi.
Khi lệnh xuất phát vang lên, voi con cuốn vòi chạy trong tiếng reo hò của người xem cùng tiếng chuông, tiếng trống, tiếng kèn vang dậy.
TIẾT 7-8
NỘI DUNG 1: NGHE – VIẾT TIẾNG GÀ MỞ CỬA
Đọc đoạn thơ Tiếng gà mở cửa; nghe GV đọc từng dòng thơ viết vào vở tạp viết.
+ Cách viết tên bài thơ, cách trình bày đoạn thơ.
+ Các chữ cần được viết hoa (Tiếng đầu của tên bài thơ và tiếng đầu mỗi dòng thơ).
+ Các từ ngữ cần nghe đúng, viết đúng: thổi bừng bếp lửa, lảnh lói....
+ Các dấu chấm than trong câu: Mở cửa! Mở cửa!
NỘI DUNG 2: CHỌN A HOẶC B
Chọn bài a hoặc b, trả lời câu hỏi.
Bài a:
Chọn l hoặc n thay cho ô vuông:
+ Đọc đoạn thơ trong bài Mùa thu sang, chọn l hoặc n thay cho ô vuông để được từ có nghĩa, thích hơp.
Bài b:
Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã thay cho chữ in đậm
+ Đọc đoạn thơ, chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã thay cho chữ in đậm để được từ có nghĩa, thích hơp.
NỘI DUNG 3: NÓI, VIẾT VỀ TÌNH CẢM, CẢM XÚC KHI NĂM HỌC SẮP KẾT THÚC
Nêu lên cảm xúc của mình về trường lớp, thầy cô khi năm học sắp kết thúc; viết 4-5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi năm học sắp kết thúc theo gợi ý trong sgk.
a. Nói cảm xúc, suy nghĩ của em về trường lớp; về thầy cô khi sắp kết thúc năm học.
b. Viết 4-5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi sắp kết thúc năm học.
a. Nói
+ Từng em nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình về trường lớp, thầy cô khi năm học sắp kết thúc.
+ Cả nhóm tìm ra điểm giống nhau hoặc khác nhau trong cảm xúc, suy nghĩ của các bạn trong nhóm.
b. Viết
Viết 4 -5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi năm học sắp kết thúc theo gợi ý trong sgk:
+ Em có suy nghĩ gì khi năm học sắp kết thúc.
+ Em cảm thấy thế nào nếu mấy tháng nghỉ hè không đến trường?
+ Em sẽ nhớ nhất điều gì về trường lớp, thầy cô khi nghỉ hè?
Video trình bày nội dung:
HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS viết bài. Soát lỗi.
- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS đọc bài: lại, nở, nắng, lúc.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS đọc bài: hỏi, đã, hả, cả, cả.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày.
Nội dung video “Ôn tập và đánh giá giữa học kì II” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.