Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 7: Hạt thóc
Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 7: Hạt thóc. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7 – HẠT THÓC
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
+ Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài thơ Hạt thóc với tốc độ đọc phù hợp; biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ; hiểu và tìm được những câu thơ nói về cuộc đời đầy gian truân, vất vả của hạt thóc và sự quý giá của hạt thóc đối với con người; hiểu và tìm được từ ngữ cho thấy đây là bài thơ tự sự hạt thóc tự kể chuyện về cuộc đời mình.
+ Biết viết chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
+ Nghe hiểu câu chuyện Sự tích cây khoai lang; kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể).
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giải câu đố :
Hạt gì nho nhỏ
Trong trắng ngoài vàng
Xay, giã, giần, sàng
Nấu thành cơm dẻo
(Là hạt gì?)
Các em đã nhìn thấy hạt thóc bao giờ chưa? Hạt thóc có màu gì, được trồng ở đâu, dùng để làm gì? Chúng ta sẽ có những bạn trả lời được hết những câu hỏi này, cũng có những bạn chưa trả lời được hết. Để tìm hiểu về hạt thóc và cuộc đời của hạt thóc, chúng ta sẽ cùng nghe hạt thóc kể về cuộc đời của mình trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Hạt thóc.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: ĐỌC VĂN BẢN
+ Đọc văn bản Hạt thóc trang 29,30 sgk với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.
+ Quan sát tranh trong bài đọc 1 lần:
+ Giọng đọc thể hiện được sự tự tin của hạt thóc khi kể về cuộc đời mình. Chú ý ngắt giọng, nhãn giọng đúng chỗ.
+ Nêu một số từ ngữ có thể khó phát âm để HS luyện đọc như bão đông, ánh nắng sớm, giọt sương mái, bão lũ...
NỘI DUNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Hạt thóc được sinh ra ở đâu?
Câu 2: Những câu thơ nào cho thấy hạt thóc trải qua nhiều khó khăn?
Câu 3: Hạt thóc quý giá như thế nào với con người?
Câu 4: Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
Video trình bày nội dung:
+ Hạt thóc được sinh ra trên cánh đồng.
+ Những câu thơ cho thấy hạt thóc trải qua nhiều khó khăn là: Tôi sống qua bão lũ/ Tôi chịu nhiều thiên tai.
+ Hạt thóc quý giá đối với con người ở chỗ nó nuôi sống con người.
+ Đây là câu hỏi có đáp án mở, HS được quyền lựa chọn hình ảnh mình thích, chỉ cần giải thích được lí do hợp lí.
NỘI DUNG 3: LUYỆN ĐỌC LẠI
Luyện đọc lại văn bản Hạt thóc với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.
NỘI DUNG 4: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC
Câu 1: Từ nào trong bài thơ cho thấy hạt thóc tự kể chuyện về mình?
Câu 2: Đóng vai hạt thóc, tự giới thiệu về mình.
Video trình bày nội dung:
+ Từ trong bài đọc cho thấy hạt thóc tự kể chuyện về mình là từ “tôï'
+ Tôi là hạt thóc nhỏ. Tôi được sinh ra trên cánh đồng lúa vàng ươm. Tôi trải qua biết bao nắng mưa, sương giõ, bão lũ để nảy nở. Dẫu tôi mong manh, gầy guộc và nhỏ bé nhưng con người vẫn rất yêu quý và trân trọng tôi. Vì tôi đã nuôi sống con người hàng ngày.
Nội dung video Bài 7: Hạt thóc – Tiết 1 -2 – Đọc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.