Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 11: Cái trống trường em

Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 11: Cái trống trường em. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

Hân hoan chào đón các em học sinh đến với buổi học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Đọc đúng, rõ ràng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương; biết cách đọc bài thơ Cái trống trường em với giọng nhẹ nhàng, trìu mến.

- Nhận biết được các từ gợi tả, gợi cảm trong bài thơ. Hiểu nội dung bài thơ là những suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với ngôi trường của mình, được cụ thể qua hình ảnh cái trống.

- Biết viết chữ viết hoa Đ cỡ vừa và nhỏ, viết câu ứng dụng Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

- Nói những điều em thích về trường của em, nói với người thân những điều em muốn trường mình thay đổi.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV chiếu lên màn hình các loại trống và HS quan sát, và trả lời câu hỏi:

+Em hãy cho biết đây là gì?

+Nó được sử dụng nhằm mục đích gì?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc văn bản

- GV đọc mẫu toàn bài đọc.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- GV giải thích nghĩa của từ ngữ trong VB.

Video trình bày nội dung:

  • Giải thích từ ngữ:

+ Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kỹ càng

Nội dung 2: Trả lời câu hỏi 

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Bạn HS kể gì về trống trường trong những ngày nghỉ hè?

Trả lời: Bạn HS kể về trống trường trong những ngày nghỉ hè: cũng nghỉ, nằm ngẫm nghĩ, buồn, lặng im, nghiêng đầu trên giá.

+ Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?

Trả lời: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu sự vui mừng của trống, của các bạn HS về một năm học mới.

+ Câu 3: Khổ thơ nào cho thấy bạn HS trò chuyện với trống trường như với một người bạn?

Trả lời: Khổ thơ thứ hai cho thấy bạn HS trò chuyện với trồng trường như với một người bạn. Bạn HS đã hỏi: “Buồn không hả trống?”.

+ Câu 4: Em thấy tình cảm của bạn HS với trống trường như thế nào?

HS tự trả lời theo ý hiểu. VD: Tình cảm của bạn HS với trống trường thể hiện sự thân thiết, gắn bó, quan tâm.

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: Bạn HS kể về trống trường trong những ngày nghỉ hè: cũng nghỉ, nằm ngẫm nghĩ, buồn, lặng im, nghiêng đầu trên giá.

+ Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu sự vui mừng của trống, của các bạn HS về một năm học mới.

+ Câu 3: Khổ thơ thứ hai cho thấy bạn HS trò chuyện với trồng trường như với một người bạn. Bạn HS đã hỏi: “Buồn không hả trống?”.

+ Câu 4: HS tự trả lời theo ý hiểu. VD: Tình cảm của bạn HS với trống trường thể hiện sự thân thiết, gắn bó, quan tâm.

Nội dung 3: Luyện đọc và luyện tập theo văn bản đọc

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Những từ ngữ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người?

§  ngẫm nghĩ

§  mừng vui

§  buồn

§ đi vắng

+ Câu 2: Nói và đáp

a. Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường

b. Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè.

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: Những từ ngữ nói về trống trường như nói về con người: ngẫm nghĩ, mừng vui, buồn.

+ Câu 2: Nói và đáp:

a. Trống ở lại trường nhé. Hẹn gặp bạn sau ba tháng hè!

b. Nghỉ hè vui và ý nghĩa nhé! Khi nào đi học lại, cậu nhớ kể cho tớ nghe về kỳ nghỉ hè của cậu đấy!

................................................ 

Nội dung video bài 11: Cái trống trường em còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác