Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 5: Giọt nước và biển lớn

Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 5: Giọt nước và biển lớn. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5 – GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

+ Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài thơ Giọt nước và biến lớn với tốc độ đọc phù hợp; Biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ; Hiểu được mối quan hệ giữa giọt nước, suối, sông, biển và chỉ ra được hành trình giọt nước đi ra biển.

+ Biết viết chữ viết hoa S cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Suối chảy róc rách qua khe đá.

+ Nghe hiểu được câu chuyện Chiếc đèn lồng; kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể).

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em nhìn thấy những sự vật nào trong bức tranh? Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ đi đâu?

BÀI 5 – GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN

Các em có biết vòng tuần hoàn của giọt nước trên Trái Đất hoạt động như thế nào không? Giọt nước nhờ ánh nắng chói chang của mặt trời bay hơi lên trời thành mây, mây ngưng tụ thành mưa rơi xuống mặt đất, ngấm ra suối, sông đổ ra biển rồi lại bay hơi. Đó là một hành trình vô cùng kì diệu phải không? Chúng ta cùng tìm hiểu hiện tượng tự nhiên lí thú này thông qua bài học ngày hôm nay: Bài 5: Giọt nước và biển lớn.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1: ĐỌC VĂN BẢN

Đọc văn bản Giọt nước và biển lớn trong trang 23 sg, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. 

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “rơi rơi”.

+ HS1(Đoạn 2): tiếp theo đến “chân đồi”.

+ HS3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “mênh mông”. 

+ HS4 (Đoạn 4): phần còn lại.

- GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 24 để hiểu nghĩa những từ khó.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc toàn bài thơ trước lớp.

- GV đọc lại 1 lần nữa toàn bài thơ.

NỘI DUNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Kể tên các sự vật được nhắc đến trong bài thơ?

Câu 2: Những gì góp phần tạo nên dòng suối nhỏ?

Câu 3: Những dòng sông từ đâu mà có?

Câu 4: Nói về hành trình giọt nước đi ra biển. 

BÀI 5 – GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN

NỘI DUNG 3: LUYỆN ĐỌC LẠI

Luyện đọc lại văn bản Giọt nước và biển lớn với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.

NỘI DUNG 4: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Câu 1: Mỗi từ dưới đây tả sự vật nào trong bài thơ:

BÀI 5 – GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN

Câu 2: Đóng vai biển, em hãy nói lời cảm ơn giọt nước. 

Video trình bày nội dung:

+ Trong tranh, em nhìn thấy trời đang mưa, khung cảnh là biển lớn.

+ Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ rơi xuống mặt đất, hoặc xuống hồ, sông, ra biển. 

+ Các sự vật được nhắc đến trong bài thơ: giọt nước mưa, dòng suối, bãi cỏ, đồi, sông, biển,....

+ Những giọt mưa góp lại bao ngày tạo nên dòng suối nhỏ.

+ Dòng sông từ những dòng suối nhỏ góp thành mà có.

+ Hành trình giọt nước đi ra biển là: nhiều giọt mưa rơi xuống góp thành suối, các dòng suối gặp nhau sẽ tạo thành sông, các dòng sông đi ra biển lớn.

+ Từ nhỏ tả dòng suối, từ lớn tả dòng sông, từ mênh mông tả biển

+ Biển: Tớ cảm ơn cậu vì cậu và những hạt mưa tí tích, đáng yêu này đến chơi với tớ.

+ Giọt mưa: Chúng ta cùng chơi nhé.

Nội dung video Bài 5: “Giọt nước và biển lớn – Tiết 1 -2 – Đọc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác