Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 7: Cây xấu hổ

Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 7: Cây xấu hổ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 7: CÂY XẤU HỔ

Hân hoan chào đón các em học sinh đến với buổi học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Giúp HS đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (VD: nổi lên, co rúm, xung quanh, xôn xao, quả nhiên, cành thanh mai, xuýt xoa, tiếc, con chim xanh, trở lại…), biết cách đọc đúng lời người kể chuyện trong bài Cây xấu hổ với ngữ điệu phù hợp.

- Nhận biết về đặc điểm của loài cây xấu hổ qua bài đọc và tranh minh họa, nhận biết được các nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện (thấy tiếng động, cây xấu hổ co rúm mình, nhắm mắt lại nhưng đã phải hối tiếc vì không thể nhìn thấy một con chim xanh rất đẹp),…

- Biết viết chữ viết hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Biết dựa vào tranh và những gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh. Biết chọn và kể lại được 1 – 2 đoạn của câu chuyện Chú đỗ con theo tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn mỗi đoạn của câu chuyện trong bài đọc) và kể với người thân về hành trình hạt đỗ trở thành cây đỗ.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và làm việc theo cặp  và trả lời câu hỏi:

+ Em biết gì về loài cây trong tranh?

+ Dựa vào tên bài đọc và tranh minh họa, thử đoán xem loài cây có gì đặc biệt.

- GV dẫn dắt vào bài đọc: Trong bài học hôm nay, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về một cây xấu hổ. Vì quá nhút nhát mà cây xấu hổ ấy đã khép những mắt lá lại, không nhìn thấy một con chim xanh tuyệt đẹp để rồi nuối tiếc. Cụ thể câu chuyện như thế nào, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc văn bản

- GV đọc mẫu toàn bài

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài và từ khó

Video trình bày nội dung:

- Yêu cầu đọc: rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- Giải nghĩa từ khó: 

Lạt xạt: tiếng va chạm của lá khô.

Xôn xao: nhiều âm thanh, tiếng nói nhỏ phát ra cùng một lúc.

Xuýt xoa: cách thể hiện cảm xúc (thường là khen, đôi khi là tiếc) qua lời nói.

Thanh mai: cây bụi thấp, quả mọng nước, trông như quả dâu.

- Bố cục: chia thành 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu… không có gì lạ thật;

+ Đoạn 2: Phần còn lại.

Nội dung 2: Trả lời câu hỏi 

- GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời 4 câu hỏi SGK trang 32. 

Video trình bày nội dung:

Câu 1: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã khép những mắt lá lại.

Câu 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao chuyện một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay.

Câu 3: Do cây xấu hổ sợ và nhắm mắt lại nên đã không nhìn thấy con chim xanh rất đẹp.

Câu 4: Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại?

Nội dung 3: Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản

- GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc diễn cảm lại cả bài.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3 để hoàn thành các bài tập 1, bài tập 2 SGK trang 32. 

Video trình bày nội dung:

Câu 1: Những từ ngữ chỉ đặc điểm:

đẹp, lóng lánh, xanh biếc.

Câu 2: Nói tiếp lời của cây xấu hổ: Mình rất tiếc (…).

Ví dụ:

- Mình rất tiếc vì đã không mở mắt để thấy được con chim xanh.

- Mình rất tiếc vì đã không thể vượt qua nỗi sợ của mình.

- Mình rất tiếc vì đã quá nhút nhát nên đã nhắm mắt lại, không nhìn thấy con chim xanh.

................................................ 

Nội dung video bài 7: Cây xấu hổ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác