Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 2: Mùa nước nổi

Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 2: Mùa nước nổi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 2: MÙA NƯỚC NỔI

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng văn bản Mùa nước nổi với tốc độ đọc phù hợp; biết nghỉ hơi sau mỗi đoạn. Hiểu và chỉ ra được những chỉ tiết cho thấy đặc trưng của cảnh vật trong mùa nước nổi ở miền Nam. Từ đó, hiểu được lí do tại sao người miền Nam lại gọi là mùa nước nổi chứ không phải mùa nước lũ.

+ Viết đúng chính tả một đoạn văn ngắn trong văn bản Mùa nước nổi theo hình thức nghe - viết; biết cách trình bày đoạn văn, biết viết hoa chữ cái đầu câu. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/ k, ch/ tr hoặc ac/ at. Viết đoạn ngắn tả một đồ vật cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Đọc nhan đề, quan sát bức tranh trong phần Đọc sgk trang 12, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì, cảnh này gợi cho em cảm xúc gì ?

Các em đã từng được đi du lịch đến miền nam, mùa sông nước của đất nước chưa? Trải nghiệm của bản thân liên quan đến sông nước là một trong những trải nghiệm vô cùng thú vị và đáng nhớ. Chúng ta sẽ cùng khám phá những điều lí thú này trong bài học ngày hôm nay - Bài 2: Mùa nước nổi. 

BÀI 2: MÙA NƯỚC NỔI

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1: ĐỌC VĂN BẢN

+ Đọc mẫu toàn văn bản 1 lần: ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn.

+ Luyện đọc từ ngữ khó phát âm: sướt mướt, đồng ruộng, phù sa, ròng ròng, đồng sâu, lắt lẻo. 

+ Luyện đọc câu dài: Nước trong ao hồ,/ trong đồng ruộng của mùa mưa/ hoà lần với nước dòng sông Cửu Long...

+ HS1: từ đầu đến “qua ngày khác”.

+ HS2: tiếp theo đến “sông Cửu Long”. 

+ HS3: tiếp theo đến “tận đồng sâu”.

+ HS4: đoạn còn lại.

Video trình bày nội dung:

+ Đọc phần chú giải trong mục Từ ngữ sgk trang 13 để hiểu nghĩa một số từ khó.

+ Dầm dề: mưa kéo dài suốt.

+ Sướt mướt: mưa buồn.

+ Lắt lẻo: chông chênh, không vững ở trên cao. 

+ Bức tranh vẽ cảnh sông nước mênh mông. Nhìn cảnh này, em liên tưởng đến hình ảnh từng đàn cá theo dòng nước, người dân ở nơi đây phải xây dựng những con cầu bắc qua sông,…

+ Đọc phần chú giải:

+ Cá ròng ròng (có lòng ròng): loài cá lóc nhỏ, thường bơi theo đàn vào mùa nước nổi.

+ Cửu Long: một con sông lớn ở miền Nam nước ta.

+ Phù sa: cát nhỏ mịn, hòa tan trong dòng nước hoặc lắng đọng lại ở bờ sông, bãi bồi.

NỘI DUNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Vì sao người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ?

Câu 2: Cản vật trong mùa nước nổi thế nào? (Sông nước; Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ; Cá).

Câu 3: Vì sao vào mùa nước nổi, người ta phải làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp?

Câu 4: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài?

Video trình bày nội dung:

+ Người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền hòa. 

+ Trong mùa nước nổi, nước dâng cao, nước trong ao hồ, trong đồng ruộng hoà lẫn với nước sông Cửu Long, vườn tược, cây cỏ được bồi đắp phù sa, cá ròng ròng bơi thành từng đàn, theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

+ Vào mùa nước nổi, người ta phải làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp vì nước ngập lên những viên gạch, không đi lại được.

+ Hỏi: Bạn thích nhất hình ảnh nào trong bài?

+ Đáp: Mình thích nhất hình ảnh những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

NỘI DUNG 3 : LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Câu 1: Từ ngữ nào chỉ đặc điểm mùa mưa trong bài đọc?BÀI 2: MÙA NƯỚC NỔI

Câu 2: Tìm thêm từ ngữ tả mưa.

Video trình bày nội dung:

+ Từ chỉ đặc điểm mùa mưa trong bài đọc: sướt mướt, dầm dề.

+ Tìm thêm từ ngữ tả mưa: ào ào, lộp độp, tí tách,..

Nội dung video Bài 2: “Mùa nước nổi ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác