Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 4: Tết đến rồi
Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 4: Tết đến rồi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4 – TẾT ĐẾN RỒI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
+ Đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn Tết đến rồi.
+ Biết quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh (tờ lịch đỏ ngày Tết, chỉ rõ ngày âm lịch là ngày mùng 1; bánh chưng, bánh tét; hoa mai, hoa đào; cảnh chúc Tết,...). Từ các bức tranh, HS có thể hình dung phần nào ngày Tết ở Việt Nam.
+ Biết viết chính tả theo hình thức nghe - viết; viết được một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc người thân ở xa.
+ Nhận biết được các từ ngữ chỉ sự vật và hoạt động liên quan đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc (đặc biệt là hoạt động gói bánh chưng); có kĩ năng hỏi - đáp về những việc thường làm trong ngày Tết, luyện tập sử dụng đấu chấm, dấu chấm hỏi.
+ Tìm đọc mở rộng được một bài thơ hoặc một câu chuyện về ngày Tết.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em có thích Tết không? Nói những điều em biết về ngày Tết? Em thích nhất điều gì vào ngày Tết?
Chắc hẳn các em đều chung một niềm vui và niềm mong chờ với những ngày tết. Mỗi gia đình sẽ có những đặc điểm và không khí riêng nhưng các em sẽ đều được cùng ông bà, bố mẹ chuẩn bị, trang trí đón tết. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngày Tết cố truyền của đất nước qua bài học ngày hôm nay – Bài 4: Tết đến rồi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: ĐỌC VĂN BẢN
Đọc văn bản Tết đến rồi trong trang 19 sgk với giọng đọc rõ ràng, vui vẻ, hào hứng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.
+ HS1: đoạn 1 và 3.
+ HS2: đoạn 2 và 4
(Đọc xen kẽ với nhau)
+ Hiểu nghĩa những từ ngữ còn khó hiểu đối với HS ngoài SGK: hình trụ là hình khối, dạng ống tròn, hai đầu bằng nhau, giống như hình ống bơ, hình lon bia.
NỘI DUNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Sắp xếp các ý dưới đây theo từng nội dung của bài đọc:
+ Xác định 4 đoạn trong bài đọc (đoạn 1: từ đầu đến trong năm; đoạn 2: từ Vào dịp Tết đến thịt lợn; đoạn 3: từ Mai và đào đến chúm chím; đoạn 4: phần còn lại).
+ Đọc các thẻ ghi các ý, đọc nhanh từng đoạn để tìm đáp án. Cả nhóm thống nhất đáp án.
Câu 2: Người ta dùng những gì để làm bánh chưng, bánh tét?
Câu 3: Người lớn mong ước điều gì khi tặng bao lì xì cho trẻ em?
Câu 4: Em thích những hoạt động nào của em trong dịp Tết?
NỘI DUNG 3: LUYỆN ĐỌC LẠI
Luyện đọc lại văn bản Tết đến rồi với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.
NỘI DUNG 4: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC
Trả lời các câu hỏi trong sgk trang 20 theo văn bản Tết đến rồi.
Câu 1: Tìm trong bài những từ ngữ miêu tả:
a. hoa mai.
b. hoa đào.
Câu 2: Đặt một câu giới thiệu về loài hoa em thích.
+ Em biết những loài hoa nào? Loài hoa đó như thế nào?
+ GV yêu cầu HS đọc câu mẫu (Đào là loài hoa đặc trưng cho Tết ở miễn Bắc). GV cho HS nhận xét câu mẫu: câu có từ là - câu giới thiệu.
Video trình bày nội dung:
+ Các ý được sắp xếp theo trình tự các đoạn trong bài đọc là: 2. Giới thiệu chung về Tết; 4. Nói về bánh chưng, bánh tét; 1. Nói về hoa mái, hoa đảo; 3. Nói về hoạt động của mọi người trong dịp Tết).
+ Bánh chưng, bánh tét được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong hoặc lá chuối.
+ Người lớn tặng bao lì xì cho trẻ em với mong ướccác em sẽ mạnh khoẻ, giỏi giang.
+ HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân của mình (gói bánh chưng, đi chợ Tết, lau dọn nhà cửa,...).
+ Từ ngữ tả hoa mai: rực rỡ sắc vàng.
+ Từ ngữ tả hoa đào: màu hồng tươi, lá xanh, nụ hồng chúm chím.
- HS trả lời:
+ Hoa hồng là loài hoa có mùi hương rất thơm.
+ Hoa cúc là hoa của mùa thu.
Nội dung video Bài 4: “Tết đến rồi – Tiết 1 -2 – Đọc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.