Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 8: Lũy tre

Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 8: Lũy tre. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 8 - LŨY TRE

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

+ Đọc đúng, rõ ràng bài thơ, biết ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp.

+ Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài thơ. Tự tìm đọc một bài thơ yêu thích về vẻ đẹp thiên nhiên; chia sẻ với người khác tên bài thơ, tên nhà thơ và một khổ thơ em thích. Quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh; vận dụng được những kiến thức của cuộc sống để hiểu kiến thức trong trang sách và ngược lại.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Cây gì mang dáng quê hương

Thân chia từng đốt, rợp đường em đi

Mầm non dành tặng thiếu nhi

Gắn trên huy hiệu, em ghi tạc lòng.

                                                              (Là cây gì?)

Tre xanh xanh tự bao giờ/Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Lũy tre từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng đẹp, thiêng liêng của làng quê Việt Nam. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tre vô cùng hữu ích với cuộc sống của con người. Tre dùng làm những chiếc rổ, chiếc rá. Tre làm thành những chiếc tăm, làm những chiếc gậy để gẩy rơm, thành những chiếc cọc vững chắc…Để tìm hiểu rõ hơn về loài cây này, chúng ta cùng bài học ngày hôm nay – Bài 8 : Lũy tre.

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1: ĐỌC VĂN BẢN

+ Đọc bài thơ Lũy tre trong trang 34 sgk với giọng đọc rõ ràng, nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi đúng. 

+ Quan sát hình ảnh minh họa lũy tre sgk trang 34 và trả lời câu hỏi: Em đã từng nhìn thấy lũy tre ở những đâu. 

BÀI 8 - LŨY TRE

+ Luyện phát âm một số từ ngữ dễ lẫn như lũy tre, gọng vó, chuyển, nâng, bần thần, dần,...

+ Ngắt đúng nhịp thơ:

Mỗi sớm mai/ thức dậy

Luỹ tre xanh/ rì rào

Ngọn tre/ cong gọng vó

Kéo mặt trời/ lên cao.//

Bỗng/ gà lên tiếng gáy

Xôn xao/ ngoài luỹ tre

Đêm/ chuyển dần về sáng

Mầm măng/ đợi nắng về.//

NỘI DUNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Tìm những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc.

Câu 2: Câu thơ nào ở khổ thơ thứ hai cho thấy tre cũng giống như người?

Câu 3: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh cây tre được miêu tả vào những lúc nào?

Câu 4: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ?

Video trình bày nội dung:

+ Những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc: Lũy tre xanh rì rào/Ngọn tre cong gọng vó. 

+ Câu thơ cho thấy tre cũng giống như người: Tre bần thần nhớ gió.

+ Hình ảnh cây tre trong khổ thơ thứ ba được miêu tả vào lúc chiều tối và đêm.

+ HS phát biểu tự do theo sở thích cá nhân.

NỘI DUNG 3: LUYỆN ĐỌC LẠI

HS luyện đọc lại văn bản Lũy tre với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.

HS luyện đọc theo cặp, từng HS lần lượt đọc nối tiếp, mỗi HS 2 khổ thơ. 

NỘI DUNG 4: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ?

Câu 2: Tìm thêm những từ ngữ chỉ thời gian mà em biết?

Video trình bày nội dung:

+ Từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ: sớm mai, trưa, đêm, sáng.

+ Tìm thêm những từ ngữ chỉ thời gian: ngày, tháng, quý, năm,... 

Nội dung video Bài 8: “Lũy tre – Tiết 1 - 2 – Đọc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác