Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 18: Thư viện biết đi

Video giảng tiếng Việt 2 Kết nối bài 18: Thư viện biết đi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 18 - THƯ VIỆN BIẾT ĐI 

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

Đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.

Biết trả lời câu hỏi về chỉ tiết nổi bật của văn bản các thư viện được đặt ở đâu. Dựa vào văn bản, trả lời được văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Bức tranh vẽ cảnh gì? Mọi người trong tranh đang làm gì? 

Bức tranh các em vừa quan sát vẽ cảnh những hoạt động đang diễn ra tại thư viện như mượn sách, tìm sách, đọc sách. Vậy các em đã bao giờ đến thư viện chưa? Em đến thư viện để làm gì? Trong các thư viện mà em biết, có thư viện nào biết đi, di chuyển được không? Làm thế nào để thư viện có thể di chuyện được ? Để giải đáp những thắc mắc này chúng ta cũng vào bài học ngày hôm nay - Bài 18 : Thư viện biết đi. 

BÀI 18 - THƯ VIỆN BIẾT ĐI 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1: ĐỌC VĂN BẢN

Thông qua hoạt động, HS đọc văn bản Thư viện biết đi trang 80 sgk với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. 

Bài đọc nói về các thư viện đặc biệt trên thế giới – những thư viện có khả năng di chuyển để mang sách đến cho mọi người. Khi đọc, các em lưu ý đến tên gọi thư viện, các vùng đất và những điều đặc biệt của thư viện. 

+ Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ khoá chứa đựng những thông tin quan trọng nhất trong văn bản như thự viện biết đi, thư viện nổi, thư viện di động, thủ thư.

+ Luyện đọc những câu dài:Trên thế giới/ có những cách chào phổ biến/ như bắt tay,/ vẫy tay/ và cúi chào.

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “thư viện biết đi”.

+ HS1 (Đoạn 2): đoạn còn lại. 

NỘI DUNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI

Thông qua hoạt động, HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến văn bản Thư viện biết đi vừa đọc.

Câu 1: Mọi người đến thư viện để làm gì?

Em đã từng đến thư viện bao giờ chưa? Thư viện em đến có những gì? 

Câu 2: Những thư viện sau được đặt ở đâu?

BÀI 18 - THƯ VIỆN BIẾT ĐI 

Câu 3: Vì sao các thư viện kể trên được gọi là “thư viện biết đi”?

Câu 4: Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng gì? 

NỘI DUNG 3: LUYỆN ĐỌC LẠI

Thông qua hoạt động, HS luyện đọc lại văn bản Thư viện biết đi với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.

NỘI DUNG 4: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Thông qua hoạt động, HS trả lời các câu hỏi trong sgk trang 81 theo văn bản Thư viện biết đi.

Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: 

BÀI 18 - THƯ VIỆN BIẾT ĐI 

a. Từ ngữ chỉ sự vật.

b. Từ ngữ chỉ hoạt động. 

Câu 2: Em sẽ nói gì với cô phụ trách thư viện khi muốn mượn sách ở thư viện? 

Video trình bày nội dung:

Bức tranh vẽ cảnh thư viện. Mọi người trong tranh đang mượn sách, tìm sách, đọc sách. 

+ Di động: ở nguyên một vị trí.

+ Thủ thư: người quản lí sách của thư viện. 

+ Sa mạc: vùng đất có khí hậu khô, nóng, không có hoặc có rất ít cây cối. 

Mọi người đến thư viện để đọc sách hoặc mượn sách về nhà.

+ Thư viện Ha-pô của Đức - đặt trên một con tàu biển.

+ Nhiều thư viện ở Phần Lan - đặt trên những chiếc xe buýt cũ.

+ Một thư viện ở Châu Phi - đặt trên lưng lạc đà.

- Các thư viện kể trên được gọi là "thư viện biết đi" vì: 

+ Thư viện nằm trên con tàu khổng thì có thể chở được 500 hành khách và đã từng đi qua 45 nước trên thế giới.

+ Thư viện nằm trên những chiếc xe buýt cũ thì chạy khắp các thành phố lớn.

+ Thư viện đặt trên lưng lạc đà thì có thể băng qua sa mạc đến với người đọc.

- Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng:

+ Giúp mọi người không cần đi xa mà vẫn đọc được sách.

+ Mang sách đến tận nơi cho người đọc. 

- Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp:

+ Từ ngữ chỉ sự vật: thư viện, thủ thư, tàu biển, xe buýt , lạc đà.

+ Từ ngữ chỉ hoạt động: đọc, nằm im, băng qua. 

- Khi muốn mượn sách ở thư viện, em sẽ nói với cô phụ trách: 

+ Thưa cô, em muốn mượn sách ạ.

+ Cô ơi, em muốn mượn quyển..ạ!

Nội dung video Bài 18: “Thư viện biết đi – Tiết 1 – 2 – Đọc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác