Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia)

Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

 VĂN BẢN 1: RÔ-MÊ-Ô VÀ GIU-LI-ÉT

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
  • Tiếp cận tác phẩm bi kịch, đối diện với những nỗi đau của con người, HS nhận biết được những giá trị nhân văn của cuộc sống.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em làm việc cá nhân kể tên những tác phẩm văn học có đề tài tình yêu mà em biết.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Giới thiệu bài học

Em hãy đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Đối diện với nỗi đau.

Video trình bày nội dung:

Chủ đề Đối diện với nỗi đau gồm cách văn bản thuộc thể loại bi kịch và truyện ngắn. Văn học, bằng cách thể hiện những tình thế gay gắt, những sự việc bi thảm,... đã khơi dậy nỗi xúc động thống thiết, đem đến những trải nghiệm căng thẳng và lo âu sâu sắc cho người đọc, qua đó, hướng người đọc đến những tình cảm nhân văn cao cả, thôi thúc hành động tích cực...

Nội dung 2: Cái bi

Em hãy trình bày khái niệm của thể bi kịch.

Video trình bày nội dung:

Cái bi là phạm trù mĩ học, thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện với cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản tiến bộ,... trong điều kiện cái ác, cái cũ, cái phản tiến bộ còn mạnh hơn cái thiện, cái mới, cái tiến bộ và cản trở, thậm chí làm cho cái thiện, cái mới, cái tiến bộ bị tổn thất.

Nội dung 3: Bi kịch

Em hãy:

- Trình bày khái niệm bi kịch

- Trình bày một số đặc điểm của thể bi kịch.

Video trình bày nội dung:

a. Khái niệm

Bi kịch là một thể loại của kịch (bi kịch, hài kịch, chính kịch), được coi là đối lập với hài kịch được thể hiện chủ yếu ở xung đột kịch (sự không điều hòa giữa khát vọng của con người và khả năng thực hiện khát vọng ấy).

b. Đặc điểm

- Xung đột kịch:

+ Nảy sinh do mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và phản tiến bộ… 

+ Được tạo nên bởi hành động có ý thức của nhân vật.

=> Không thể hóa giải được, thường dẫn đến kết cục thảm bại hay cái chết của nhân vật chính.

+ Bản chất của bi kịch là xung đột giữa tự do và tất yếu của hiện thực khách quan.

- Nhân vật bi kịch:

+ Mang khát vọng đẹp đẽ, có khả năng chủ động lựa chọn hành động xuất phát từ chủ kiến hay niềm tin của mình.

+ Có bản chất tốt nhưng khi có những nhược điểm hay sai lầm thì dẫn đến việc phải trả giá đắt.

+ Sự giằng xé nội tâm, những đau đớn, sự đấu tranh bên trong… là điểm nổi bật ở nhân vật bi kịch.

+ Hành động khác thường, vượt quá khả năng của con người, gây ấn tượng mạnh.

+ Lời thoại: thể hiện sự căng thẳng, có tính hùng biện triết lí hoặc mĩ lệ, trau chuốt.

- Đề tài: bắt nguồn từ tiểu thuyết, huyền thoại, lịch sử, tôn giáo… đề cập đến những vấn đề lớn có tính bao quát, vĩnh cửu.

- Cốt truyện:

+ Biểu thị chuỗi hành động tuân theo quy tắc nhân quả, dẫn tới kết cục bi thảm của nhân vật chính.

+ Kết thúc bi thảm có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo một cái gì đó tốt đẹp…

+ Mô hình: giới thiệu/thắt nút -  phát triển – cao trào – đột biến – mở nút.

- Hiệu ứng thanh lọc:

+ Bi kịch, qua sự khiếp sợ, lòng thương, sự ngưỡng mộ,... mang đến cho người ta những bài học về lòng cao thượng. 

+ Theo dõi hành động kịch căng thẳng, gay gắt, kết cục bi thảm, người xem có thể sợ hãi, thương cảm, xót xa như chính mình trải nghiệm, từ đó căm ghét cái giả dối, ngưỡng mộ và khâm phục cái cao cả.

Nội dung 4: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Em hãy trình bày những hiểu biết chung về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia và tác phẩm.

Video trình bày nội dung:

- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 - 1616) là nhà viết kịch kiệt xuất ở Anh thời đại Phục hưng. Đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông là nội dung đa dạng, tư tưởng lớn lao, hình tượng sắc nét, ngôn ngữ điêu luyện. Ông được coi là “nhà pháp sư” của ngôn ngữ Anh. Sếch-xpia đã sáng tác gần 40 vở kịch thuộc nhiều thể loại, nổi bật nhất là bi kịch. Các vở bi kịch nổi tiếng của ông được cả thế giới biết đến: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét (Hamlet), Mắc-bét (Macbeth), Vua Lia (Lear), Ô-ten-lô (Othello),...

- Rô-mê-ô và Giu-li-ét được sáng tác vào khoảng năm 1594-1595, là vở kịch năm hồi viết bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên một câu chuyện có thật từng xảy ra ở I-ta-li-a thời trung cổ. Vở kịch được coi là bản tình ca say đắm nhất, ca ngợi tình yêu trong sáng, chân thành, thuỷ chung, dám vượt lên hận thù để giành lấy quyền tự do và hưởng hạnh phúc.

Nội dung 5: Cốt truyện và xung đột kịch trong đoạn trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Dựa vào phần tóm tắt vở kịch trong SGK, em hãy vẽ sơ đồ diễn biến của vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”. Đoạn trích trong SGK đã diễn tả sự việc nào và sự việc ấy diễn ra trong tình thế nào?

Video trình bày nội dung:

 VĂN BẢN 1: RÔ-MÊ-Ô VÀ GIU-LI-ÉT

- Đoạn trích trong SGK đã diễn tả lại cuộc gặp gỡ giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong vườn nhà của họ Ca-piu-lét.

- Cuộc gặp gỡ diễn ra trong tình thế: Rô-mê-ô là người của dòng họ Môn-ta-ghiu. Chàng biết rõ gia đình và dòng họ mình vốn có mối thâm thù với nhà Ca-piu-lét nhưng vẫn không quản ngại, vượt tường đến đứng dưới ban công phòng Giu-li-ét mong gặp được người mình yêu. Ở Hồi thứ nhất, Giu-li-ét cũng đã dự cảm được tình thế ngay trong đêm dạ hội khi biết danh tính Rô-mê-ô: “Một mối thủ sinh một mối tình/ Vội chi sớm gặp, biết đành muộn sao!/ Tình đâu trắc trở gian lao/ Hận thù mà hoá khát khao ân tình”.

- Đoạn trích cho thấy những xung đột trong toàn bộ vở kịch là:

+ Xung đột giữa hai gia tộc.

+ Xung đột giữa tình yêu và hoàn cảnh.

- Bản thân đoạn trích chưa phải là đỉnh điểm của xung đột, song, hoàn cảnh gặp gỡ, những mong muốn, những mối lo sợ của nhân vật khi bày tỏ tình yêu đã mách bảo xung đột sẽ tiến triển đến mức khốc liệt. Sự kiện Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét trong vườn nhà Ca-piu-lét, hai người bày tỏ tình yêu mặc dù biết hai gia đình có mối thâm thù sẽ dẫn đến những sự kiện khác như: bí mật làm lễ thành hôn, Giu-li-ét chấp nhận uống thuốc ngủ giả chết để cưỡng lại sự sắp đặt hôn nhân của gia đình và chờ đợi Rô-mê-ô trở về, Rô-mê-ô bí mật trở về, tưởng Giu-li-ét chết thật nên tự sát, Giu-li-ét tự sát khi thấy Rô-mê-ô chết. => Cái chết của hai nhân vật là kết cục tất yếu khi hai dòng họ vẫn giữ mối thù hận mà đôi trẻ thì lại chẳng thể từ bỏ tình yêu.

Nội dung 6: Lời thoại và tâm trạng nhân vật trong đoạn trích

Em hãy nêu nhận xét cách bày tỏ tình yêu của Rô-mê-ô là Giu-li-ét. Qua đó, em hãy nhận xét tâm trạng của các nhân vật này. 

Video trình bày nội dung:

- Cách thức bày tỏ tình yêu của hai nhân vật: hoa mĩ, nhiều hình ảnh, nhiều thán từ, nhiều so sánh ví von... Điều này thể hiện tính chất mĩ lệ, trau chuốt của ngôn từ bi kịch =>  Rô-mê-ô: ngất ngây, say đắm, quyết tâm vượt mọi trở ngại để đến với tình yêu. Giu-li-ét: có tình yêu cháy bỏng, ý thức vượt lên mối thù dòng họ, quyết tâm đến với tình yêu, sẵn sàng từ bỏ dòng họ vì tình yêu, lo lắng, sợ Rô-mê-ô bị bắt...

Từ phần tóm tắt nội dung vở kịch, hãy cho biết hành động thổ lộ tình yêu trong đêm ở vườn nhà Ca-piu-lét có liên hệ như thế nào với chuỗi hành động tiếp theo của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và kết cục của vở kịch.

Nội dung 7: Tổng kết

Em hãy nêu tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”.

Video trình bày nội dung:

Nội dung: Đoạn trích thể hiện tình yêu say đắm, mãnh liệt của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối thâm thù. Tình yêu của họ dù kết thúc bi thảm nhưng đã hoá giải được hận thù. Vở kịch hướng người đọc (người xem) đến những giá trị nhân văn cao cả.

Nghệ thuật: Đoạn trích cho thấy đặc điểm lời thoại của bi kịch, đó là tính chất mĩ lệ, trau chuốt.

………..

Nội dung video Văn bản 1: Rô-mi–ô và Giu–li-étcòn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác