Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 4: "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người (Nguyễn Đăng Na)
Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 4: "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người (Nguyễn Đăng Na). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN 1: NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – MỘT BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết và phân tích được luận để, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu; hiểu được cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng để VB có sức thuyết phục.
- Nhận biết được nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả, từ đó rút ra được những bài học hữu ích trong việc tạo lập VB nghị luận văn học.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, em hãy kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người và nêu ấn tượng về tác phẩm Người con gái Nam Xương
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Giới thiệu bài học
Em hãy đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Khám phá vẻ đẹp văn chương.
Video trình bày nội dung:
Chủ đề Khám phá vẻ đẹp văn chương khai thác những nét đặc sắc, độc đáo về nội dung và hình thức của các tác phẩm văn học, từ đó rút ra thông điệp và giá trị tư tưởng mà nhà văn gửi gắm.
Nội dung 2: Văn bản nghị luận
Em hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của văn bản nghị luận.
Video trình bày nội dung:
- Văn bản nghị luận viết về tác phẩm văn học là loại văn bản nhằm làm sáng tỏ các phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm, thể hiện quan điểm, thái độ, cách đánh giá và kiến giải của người viết về tác phẩm.
- Văn bản cần được triển khai theo một hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dựa trên lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, không nhất thiết phải bàn luận một cách toàn diện về tác phẩm mà có thể đi sâu vào một hoặc một số khía cạnh nổi bật của tác phẩm.
Nội dung 3: Vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận tác phẩm.
Em hãy vẽ sơ đồ trình bày về vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận tác phẩm.
Video trình bày nội dung:
Nội dung 4: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Em hãy trình bày những hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm.
Video trình bày nội dung:
Nguyễn Đăng Na (1942 – 2014) quê ở Đồng Tháp, là nhà nghiên cứu, phê bình văn học
Tên tác phẩm Nam Xương nữ tử truyện của Nguyễn Dữ đã được tác giả bài viết dịch là Người con gái Nam Xương, khác với cách dịch ở bài 1 (Chuyện người con gái Nam Xương). Văn bản Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người trích từ công trình nghiên cứu Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam (2006).
Nội dung 5: Luận đề, bố cực và cách triển khai luận điểm của văn bản
Em hãy xác định vấn đề được bàn luận và vẽ sơ đồ bố cục của bài nghị luận. Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?
Video trình bày nội dung:
- Vấn đề được bàn luận (luận đề): Bi kịch của con người trong tác phẩm Người con gái Nam Xương.
- Bố cục:
- Trình tự triển khai luận điểm:
Nội dung 5: Quan điểm, cách đánh giá, kiến giải của người viết về nội dung tác phẩm Người con gái Nam Xương.
Em hãy:
- Đọc phần (2) và cho biết, theo tác giả, bi kịch của nhân vật Vũ Nương là gì? Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch ấy qua những lí lẽ và bằng chứng nào? Hoàn thành vào bảng dưới đây
- Đọc phần (3) và cho biết, theo tác giả, điều gì đã khiến Vũ Nương gieo mình xuống sông tự tử. Em có suy nghĩ gì về cách lí giải của tác giả?
Video trình bày nội dung:
a. Bi kịch của Vũ Nương
- Có thể nhận ra bi kịch của nhân vật Vũ Nương từ sự khái quát, tổng hợp ý của toàn bộ phần (2). Đó là bi kịch bị hiểu lầm, bị nghi ngờ lòng chung thuỷ khiến nàng phải chết thảm; đau đớn hơn, người gây nên bi kịch ấy lại là chồng và con, hai người thân yêu nhất của nàng.
- Lí lẽ: Vũ Nương xinh đẹp, chu toàn, có nhiều phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ yên bề nghi gia nghi thất, lẽ ra nàng phải được hạnh phúc (ý của đoạn “Cuộc đời Vũ Nương tuy ngắn ngủi... làm vợ, làm mẹ!”). Nhưng cuộc đời oái oăm đã khiến nàng rơi vào bi kịch: “Ngày sum họp cùng chồng, ...mà nàng suốt ba năm nâng niu bú mớm”.
- Bằng chứng: Những trích dẫn trực tiếp từ tác phẩm được đặt trong dấu ngoặc kép. Trích ý gián tiếp từ tác phẩm không được đặt trong dấu ngoặc kép (Đoạn bằng chứng: “Đứa trẻ thì ngây thơ...hàm hồ và mù quáng”).
b. Nguyên nhân khiến Vũ Nương gieo mình xuống sông Hoàng Giang
- Nguyên nhân: Do Trương Sinh ghen tuông mù quáng, nàng không có cách nào chứng minh sự trong sạch của bản thân, do đó gieo mình xuống sông để bày tỏ tấm lòng trong trắng. Do nàng không thực sự hiểu tâm lí chồng để tránh đi những ngờ vực, ghen tuông không đáng có.
- Cách lí giải của tác giả: Có thể thấy, tác giả bài nghị luận đã căn cứ trên các tình tiết trong VB để suy luận, lí giải. Tác giả đã suy luận một cách hết sức lô-gíc diễn biến tâm lí của nhân vật Trương Sinh, từ đó cắt nghĩa cách hành xử của chàng. Lí giải của tác giả dựa trên sự suy luận tỉ mỉ về tâm lí của nhân vật, mặc dù đời sống tâm lí của nhân vật trong văn học trung đại thường không được miêu tả trực tiếp.
- Đánh giá cách lí giải: Những phân tích của tác giả cho thấy người viết bài nghị luận đã thực sự nhập thân, thấu hiểu thế giới nội tâm của nhân vật. Tác giả cũng nhìn nhận nguyên nhân gây nên kết cục bi kịch của Vũ Nương từ hai phía: cả phía người chồng và người vợ, khách quan và chủ quan, do đó cách lí giải toàn diện chứ không phiến diện, một chiều.
Nội dung 6: Cách đánh giá của người viết về những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Người con gái Nam Xương
Em hãy nêu:
- Nét đặc sắc nào trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4)
- Đọc phần (3) và phần (5), cho biết tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách nào? Những câu văn nào giúp em hiểu rõ về nét độc đáo đó?
- Phần (5) có vai trò gì trong bài nghị luận? Câu văn nào giúp em xác định được vai trò ấy?
Video trình bày nội dung:
a. Nét đặc sắc trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ
- Trong phần (4), tác giả bài nghị luận đã làm rõ những nét đặc sắc của truyện truyền kì Nguyễn Dữ là sự dung hoà giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, giữa đời thực và ước mơ.
+ Yếu tố kì ảo giúp Vũ Nương được minh oan, hội ngộ với Trương Sinh dù chỉ trong chốc lát.
+ Yếu tố hiện thực lại khiến cho sự đoàn tụ chỉ diễn ra trong khoảnh khắc, còn chia li mới là vĩnh viễn.
=> Từ đây, tác giả bài nghị luận khái quát vấn đề: bi kịch của Vũ Nương không chỉ là bi kịch của cá nhân nàng, mà còn là bi kịch của con người, bi kịch của gia đình: “đứa trẻ mồ côi, người chồng cô đơn, người vợ bị chết”.
=> Người đọc hiểu hơn về nhan đề bài nghị luận: Người con gái Nam Xương là bi kịch của con người nói chung chứ không giới hạn ở một số phận cụ thể. Chính những phân tích của tác giả bài viết đã cho thấy ý nghĩa phổ quát của tác phẩm.
b. Nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm nổi bật
- Trong phần (3), tác giả đã khẳng định nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ thể hiện ở nghệ thuật sáng tạo chi tiết để đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm trong tương quan so sánh với các truyện truyền kì khác của Việt Nam và của các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Điều đó được làm rõ ở câu văn: “Lấy hình tượng cái bóng người và lời nói ngây thơ của đứa con để đẩy câu chuyện lên tới đỉnh điểm là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ, không thể tìm thấy trong bất cứ truyện truyền kì nào của Việt Nam cũng như của các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc,...”.
- Trong phần (5), tác giả khẳng định nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ thể hiện qua nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong tương quan so sánh với các truyện khác thuộc thể truyền kì. Câu văn giúp hiểu rõ điều đó là: “Có thể nói, với “Người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dũ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì”.
c. Vai trò của phần (5) trong bài nghị luận
Phần (5) đóng vai trò kết thúc vấn đề trong bài nghị luận, khái quát và nâng cao các ý đã phân tích trong bài, khẳng định sức sống của tác phẩm Người con gái Nam Xương. Câu văn đảm nhận vai trò này là: “Có lẽ vì vậy mà “Người con gái Nam Xương” vẫn còn sức hấp dẫn đối với bạn đọc ngày nay”.
Nội dung 7: Tổng kết
Em hãy nêu tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản “Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người”
Video trình bày nội dung:
Nội dung: Phân tích những nét tiêu biểu và đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), qua đó khẳng định giá trị và sức sống vượt thời gian của áng Thiên cổ kì bút này.
Nghệ thuật: Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, giàu sức thuyết phục. Cách nêu dẫn chứng đa dạng, lời văn giản dị, giàu hình ảnh và cảm xúc.
………..
Nội dung video Văn bản 1: Người con gái nam xương – một bi kịch của con người còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.