Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương)
Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN 3: TỰ TÌNH (BÀI 2)
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Qua VB kết nối về chủ đề, củng cố và mở rộng hiểu biết về thể thơ song thất lục bát, đặc biệt là nhận biết được thế mạnh của thể thơ này trong việc miêu tả những cảm xúc, khát vọng của con người.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề của tác phẩm.
- Nhận biết được những đặc điểm tiêu biểu của một bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật và một số nét đặc sắc về hình ảnh, ngôn ngữ...
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em chia lớp thành 5 nhóm, tham gia trò chơi Nhanh như chớp.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Đọc
Em hãy nêu cách đọc trực tiếp văn bản, kĩ năng suy luận khi đọc văn bản.
Video trình bày nội dung:
Giọng đọc to, rõ ràng, giàu cảm xúc, vừa thể hiện được sự xót xa, tha thiết, vừa gai góc, thách thức (hai câu cuối).
Nội dung 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Em hãy trình bày những hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm.
Video trình bày nội dung:
- Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) quê ở huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, nay là tỉnh Nghệ An. Tên tuổi Hồ Xuân Hương gắn liền với nhiều bài thơ Nôm được truyền tụng và tập Lưu hương kí. Năm 2021, Hồ Xuân Hương được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của bà.
- Xuất xứ: Chùm thơ Tự tình gồm ba bài, kết tinh nhiều nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Theo nhiều tài liệu, bài thơ được học là bài số 2 trong chùm thơ đó.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Đề tài: số phận người phụ nữ.
- Bố cục: 6 câu thơ đầu: tâm trạng đau xót, phẫn uất cho tình cảnh trái ngang, duyên phận lỡ làng; 2 câu thơ cuối: niềm khát khao hạnh phúc, ý thức vươn lên, không khuất phục số phận
Nội dung 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình
Em hãy cho biết:
- Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?
- Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?
Video trình bày nội dung:
a. Hai câu đề
- Thời gian nửa đêm về sáng, không gian vắng vẻ, tĩnh lặng
- Tâm trạng: buồn, u uất
b. Hai câu thực và hai câu luận
- Hai câu thực: Chú ý biện pháp tu từ nhân hoá (mõ thảm, chuông sầu), cấu trúc đối tương phản (không – mà cũng, chẳng – cớ sao), các từ mô phỏng và gợi âm thanh (cốc, om),... để cảm nhận nỗi đau buồn, sầu hận trào dâng trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Nỗi thảm sầu muốn quên đi, không “chạm” tới mà vẫn cứ “kêu” lên.
- Hai câu luận: Chú ý cấu trúc đối của hai câu thơ và các từ láy (rầu rĩ, mõm mòm) thể hiện nỗi buồn nản, chán chường trĩu nặng. Nhân vật trữ tình trong bài thơ như bị vây bủa bởi “miệng thế”, “tiếng đời” cay nghiệt và sự éo le, trớ trêu, nghiệt ngã của thân phận “đàn bà” – với duyên phận lỡ làng như trái chín “mõm mòm” sắp úa tàn, rơi rụng...
Nội dung 4: Chủ đề, mạch cảm xúc của bài thơ
Em hãy:
- Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu kết.
- Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?
Video trình bày nội dung:
a. Mạch cảm xúc
Sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết thể hiện ở chỗ: đang giận, hờn, trách sao “tài tử văn nhân ai đó tá”, nhưng lại để mình “mõm mòm”, Hồ Xuân Hương lại liền khẳng định ngay sự chủ động của mình: “Thân này đâu đã chịu già tom”. Cụm từ ‘đâu đã chịu” cho thấy sự kiên định, bướng bỉnh của bà, không muốn để mình già đi mà tình duyên còn lận đận, đồng thời không còn thấy nỗi sầu đau, ủ rũ. Hồ Xuân Hương cũng chuyển mạch cảm xúc thất vọng, vô vọng ở các câu thơ trên thành hi vọng, khát vọng trong câu thơ cuối cùng của bài thơ.
b. Chủ đề
Tự tình (bài 2) thể hiện tâm trạng thái độ của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu: vừa đau buồn, vừa phẫn uất, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bị kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
Nội dung 5: Tổng kết
Em hãy nêu tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tự tình (bài 2)”.
Video trình bày nội dung:
Nội dung: Tự tình phản ánh nỗi niềm tâm sự trĩu nặng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm với thân phận của người phụ nữ, đồng thời bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca bản lĩnh, ý thức về quyền sống và khát vọng hạnh phúc của họ. Tự tình khẳng định khả năng to lớn của tiếng Việt khi biểu đạt những cung bậc cảm xúc trong thế giới nội tâm con người.
Nghệ thuật: Ngôn ngữ: bài thơ có cách gieo vần độc đáo (vẫn om), sử dụng nhiều từ láy (văng vẳng, rầu rĩ, mõm mòm), nhiều kết hợp từ mới lạ (mõ thảm, chuông sầu, duyên mõm mòm, già tom),... khơi gợi nhiều liên tưởng, cảm xúc.
- Hình ảnh: nhiều hình ảnh mang tính ẩn dụ, ngụ ý. Tiếng gà, tiếng chuông, tiếng mõ cũng chính là tiếng lòng khắc khoải của người phụ nữ.
- Giọng điệu: vừa xót xa, tha thiết vừa thách thức, ngạo nghễ; vừa trữ tình vừa cười cợt, trào lộng.
- Biện pháp tu từ: sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ để biểu đạt thế giới nội tâm chất chứa sầu hận và khao khát: nhân hoá (mõ thảm, chuông sầu), tương phản, đối lập (không – mà cũng, chẳng – cớ sao), ẩn dụ (duyên mõm mòm),...
………..
Nội dung video Văn bản 3: Tự tình còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.