Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 5: Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh)

Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 5: Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

 VĂN BẢN 3: BÍ ẨN CỦA LÀN NƯỚC

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Vận dụng được những kiến thức đã học về thể loại truyện (sự kiện, người kể chuyện, chi tiết, nhân vật,...) để phân tích truyện Bí ẩn của làn nước.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em thảo luận nhóm đôi, chia sẻ cách mà em đã vượt qua nỗi buồn

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Em hãy trình bày những hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm.

Video trình bày nội dung:

Bảo Ninh sinh năm 1952, quê ở Quảng Bình. Ông vào bộ đội năm 1969 và bắt đầu viết văn sau khi giải ngũ vào năm 1975. Tên tuổi của ông gắn liền với Nỗi buồn chiến tranh (1991) – một tiểu thuyết được dư luận bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Ngoài tác phẩm này, ông còn viết nhiều truyện ngắn và tạp bút, được in trong các tập chính: Trại bảy chú lùn (truyện ngắn, 1987); Truyện ngắn Bảo Ninh (2002);...

- Xuất xứ: trích trong Những truyện ngắn NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh (2021).

- Bố cục: 

+ Phần 1 (từ đầu đến ...sa vào làn nước tối tăm): nhân vật “tôi” sa vào làn nước.

+ Phần 2 (đoạn còn lại): nhân vật “tôi” nhận ra sự thật đằng sau làn nước ấy.

Nội dung 2: Đặc điểm của tác phẩm truyện trong văn bản Bí ẩn của làn nước.

Theo em:

- Cốt truyện của văn bản xoay quanh sự kiện nào?

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Với nội dung câu chuyện được kể, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?

- Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” chết lặng? Phân tích vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Em có đề xuất một nhan đề khác cho truyện được không? Giải thích ý nghĩa nhan đề do em đề xuất.

Video trình bày nội dung:

a. Cốt truyện

- Sự kiện là sự việc xảy ra dẫn đến sự biến đổi của nhân vật. Truyện ngắn thường hạn chế dung lượng, không mô tả quá nhiều sự kiện. Có nhiều trường hợp toàn bộ truyện có kết cấu xoay quanh một sự kiện. 

- Truyện Bí ẩn của làn nước không có cốt truyện phức tạp, mọi chi tiết xoay quanh sự kiện đêm Rằm tháng Bảy, thời điểm vừa đỉnh lũ lại vừa vỡ đê. Sự việc xảy ra đêm ấy (mất vợ, mất con, có một đứa trẻ được vớt lên từ dòng nước) đã tạo một sự thay đổi lớn cho cuộc đời nhân vật “tôi”: một gia đình bị xé tan, một bí mật được cất giấu cả đời, một nỗi đau không người chia sẻ.

b. Ngôi kể

Người kể ngôi thứ nhất trong truyện Bí ẩn của làn nước là người tham dự vào câu chuyện, trải nghiệm trực tiếp nỗi kinh hoàng trong trận lũ, cũng là người duy nhất biết đứa bé được vớt lên từ dòng nước không phải con của mình. Từ vai người cha, nhân vật “tôi” đã tự nguyện nuôi đứa trẻ khôn lớn. Từ lòng nhân từ, vị tha của người cha, nhân vật “tôi” đã không nói ra sự thật về đứa con => Ngôi kể này giúp truyền tải được cảm xúc chân thực hơn vì nhân vật là người trực tiếp trải qua biến cố.

c. Chi tiết đặc sắc

- Vì dung lượng nhỏ nên truyện ngắn thường có những chi tiết cô đọng, giàu sức gợi. Truyện Bí ẩn của làn nước có chi tiết nhân vật “chết lặng” lúc nhìn và đón đứa con khi chị phụ nữ bế đứa bé và thay tã cho nó. 

- Để hiểu chi tiết này, người đọc cần kết nối thông tin với các chi tiết trước và sau đó: ở đoạn trước, vợ anh thông báo đứa bé mình sinh ra là con trai; ở đoạn sau, anh kể “con gái tôi” đã thành một thiếu nữ. 

- Biết đứa bé không phải con mình, nhưng anh vẫn thốt lên “Con tôi” hai lần, như để xác nhận đứa bé trở thành con anh. Không ai biết đứa bé là con ai, có lẽ chỉ dòng nước biết. Bí ẩn của làn nước cũng là bí mật của đứa bé, cũng là bí mật của chính anh. 

- Vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm: chi tiết gợi sự ẩn giấu nỗi niềm thông qua lời nói, thể hiện sự chịu đựng nỗi đau, hi sinh thầm lặng vì người khác, từ đó ca ngợi lòng vị tha của con người.

d. Ý nghĩa nhan đề

- Bí ẩn của làn nước cũng là bí mật của đứa bé, cũng là bí mật của chính người kể chuyện. Nhan đề này thể hiện chủ để của tác phẩm, gợi sự ẩn giấu nỗi niềm, thể hiện sự chịu đựng nỗi đau, hi sinh thẩm lặng vì người khác.

- Căn cứ chủ đề của tác phẩm (ca ngợi lòng vị tha của con người), có thể đặt cho truyện một nhan để khác, chẳng hạn: Trái tim người cha.

Nội dung 3: Nhân vật trong văn bản Bí ẩn của làn nước

Theo em, vì sao nhân vật “tôi” giữ điều bí mật cho riêng mình? Im lặng chịu đựng nỗi đâu có phải lựa chọn tốt nhất cho nhân vật không? Vì sao? Hãy nêu nhận xét của em về hành động này của nhân vật.

Video trình bày nội dung:

Nhân vật “tôi” – người cha không nói ra sự thật vì muốn cho đứa con tin rằng nó có một người cha thật sự, một gia đình thật, không bị mặc cảm là đứa con mồ côi, không ai biết nguồn gốc. Ông không muốn đứa trẻ phải chịu đựng nỗi đau đớn về tinh thần. Chính việc nhân vật im lặng chịu đựng nỗi đau đã cho thấy sự bao dung, đức hi sinh vì người khác. Đánh đổi nỗi đau ấy là cuộc đời bình yên của đứa con. Đây là một sự “dối lừa” cao cả.

Nội dung 4: Tổng kết

Em hãy nêu tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bí ẩn của làn nước”.

Video trình bày nội dung:

Nội dung: Qua câu chuyện của nhân vật tôi trong truyện ngắn Bí ẩn của làn nước, nhà văn Bảo Ninh muốn gửi đến chúng ta một thông điệp về tình yêu thương, về lòng bao dung và vị tha, cũng như sự hi sinh thầm lặng của người cha. 

Nghệ thuật: Chi tiết cô đọng, giàu sức gợi; Ngôn ngữ giản dị nhưng sâu sắc, giàu tính nhân văn; Ngôi kể thứ nhất, tăng tính chân thực cho câu chuyện; Tình huống bất ngờ, truyền tải được thông điệp và tư tưởng của nhà văn 

………..

Nội dung video Văn bản 3: Bí ẩn của làn nước  còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác