Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 2: Thực hành tiếng Việt (2)

Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 2: Thực hành tiếng Việt (2). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP THANH VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP VẦN

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết được biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần.
  • Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần trong những ngữ cảnh cụ thể.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các em ơi, hôm nay chúng ta sẽ chia lớp thành 4 đội, tham gia trò chơi Nhịp cầu thơ ca. Cả lớp đồng ý không nào?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Tìm hiểu tri thức Ngữ văn

1. Biện pháp tu từ điệp thanh

Các em hãy cùng nhau nêu khái niệm và cách nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh nhé!

Video trình bày nội dung: 

- Khái niệm: Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc) để làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt.

- Cách nhận biết: Điệp thanh có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng hoặc thanh trắc). Điệp thanh cũng có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết.

2. Biện pháp tu từ điệp vần

Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nêu khái niệm và cách nhận biết biện pháp tu từ điệp vần.

Video trình bày nội dung:  

- Khái niệm: Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau nhằm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính nhạc để biểu đạt cảm xúc của người viết (người nói), đồng thời gây ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc (người nghe).

- Cách nhận biết: 

+ Điệp vần trong thơ có thể xuất hiện ở vị trí các âm tiết gieo vần: âm tiết cuối cùng của câu thơ (vần chân) hoặc âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ (vần lưng).

+ Điệp vần còn có thể xuất hiện ở những vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần, tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt trong thơ.

……………………..

Nội dung video Bài 2 Thực hành tiếng việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác