Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)
Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (TRONG ĐỜI SỐNG CỦA HỌC SINH HIỆN NAY)
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của HS hiện nay).
- Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết, trình bày được rõ luận đề, triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, bằng chứng tiêu biểu và trình bày được giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em chia sẻ về những vấn đề em đang vướng mắc ở lứa tuổi học trò
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tri thức về kiểu bài
Em hãy nêu yêu cầu của bài văn nghị luận nghị luận phân tích về một vấn đề cần giải quyết.
Video trình bày nội dung:
+ Giới thiệu được vấn đề nghị luận (một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay).
+ Trình bày được ý kiến bàn luận về vấn đề với hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, bằng chứng tiêu biểu và xác thực.
+ Nêu được ý kiến trái chiều và phản bác bằng lí lẽ sắc bén.
+ Đề xuất được giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.
Nội dung 2: Phân tích bài viết tham khảo
Em hãy nêu cách phân tích bài viết.
Video trình bày nội dung:
Câu hỏi | Câu trả lời |
1. Vấn đề nghị luận ở đây là gì? Vấn đề đó được nêu khái quát trong câu văn nào? | Vấn đề nghị luận: cách đối diện với nỗi buồn. - Câu văn khái quát vấn đề: Chúng ta không thể chối từ kẻ “không mời mà đến” kia nhưng hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn cách “đón tiếp” nó. |
2. Người viết đã đưa những ý kiến gì về vấn đề trưởng thành qua nỗi buồn? | - Trưởng thành qua nỗi buồn không bao giờ là con đường bằng phẳng, dễ dàng. - Biến nỗi buồn thành cơ hội trưởng thành bằng cách “chấp nhận” và can đảm đối diện. - Tuổi trẻ có quyền được sai lầm, được thất bại, nỗi buồn chỉ là một phần của cuộc sống. - “Đồng ý” với sự tồn tại của nỗi buồn giúp tôi bình tĩnh lại và mạnh mẽ hơn. |
3. Người viết đã đề xuất những giải pháp nào để có thể giúp con người vượt qua nỗi buồn? | - “Bỏ đói” nỗi buồn, nuôi dưỡng niềm vui: làm việc mình thích. - Buộc mình phải hoàn thành những công việc mỗi ngày: chăm sóc bản thân, thu dọn, làm bài tập, trau dồi tri thức… |
4. Ý kiến trái chiều được nêu ra và phản bác là gì? Cách giải quyết vấn đề nào đã được nhất mạnh? | - Ý kiến trái chiều: chia sẻ chẳng ích gì, có khi lại càng buồn thêm vì mọi người thương hại hoặc xì xào, bàn tán hay phán xét. - Cách giải quyết: chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân yêu như gia đình, bạn bè, thầy cô… |
5. Việc bàn luận về vấn đề trưởng thành qua nỗi buồn có ý nghĩa gì? | “Chuyển hóa” được mọi nỗi buồn, biến chúng thành cơ hội để phát triển và hoàn thiện bản thân. |
………..
Nội dung video Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.