Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 1: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh (trích, Nguyễn Nhược Pháp)
Video giảng Ngữ văn 9 kết nối Bài 1: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh (trích, Nguyễn Nhược Pháp). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN: SƠN TINH, THỦY TINH
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết và phân tích được cách miêu tả yếu tố kì ảo trong bài thơ, góp phần củng cố hiểu biết về yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì.
- Cảm nhận được tình yêu cuộc sống, yêu con người và tinh thần lạc quan của nhà thơ thể hiện trong tác phẩm.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Để bắt đầu bài học hôm nay, thầy/cô có vài hình ảnh muốn các em cùng đoán xem đó là nhân vật nào trong các câu chuyện truyền thuyết mà chúng ta đã học. Hãy cùng nhìn vào các hình ảnh và thử trả lời xem các nhân vật đó là ai nhé.
Những nhân vật huyền thoại như Sơn Tinh và Thuỷ Tinh không chỉ xuất hiện trong các truyện truyền thuyết, mà họ còn sống mãi trong văn học hiện đại. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá cách tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã tái hiện hình ảnh của họ trong một bài thơ đầy thú vị.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm
Nội dung 1. Tác giả Nguyễn Nhược Pháp
Trước khi đi sâu vào tác phẩm, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về tác giả Nguyễn Nhược Pháp – một nhà thơ tài năng với phong cách sáng tác đặc trưng. Các em hãy chia sẻ những thông tin mà mình đã tìm hiểu được về ông.
Video trình bày nội dung:
- Tác giả Nguyễn Nhược Pháp (1914 - 1938) quê ở Hà Nội. Sáng tác của ông thuộc nhiều thể loại, nổi bật nhất là thơ.
Nội dung 2. Tác phẩm
Để hiểu rõ hơn về văn bản “Sơn Tinh - Thủy Tinh” mà chúng ta sẽ học hôm nay, các em hãy cùng nhau xác định bố cục của bài và nội dung của từng phần. Ngoài ra, các em cũng cần xem xét xem văn bản này thuộc thể loại nào trong văn học nhé!
Video trình bày nội dung:
- Sơn Tinh - Thủy Tinh được đánh giá là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Nguyễn Nhược Pháp.
2. Tìm hiểu văn bản
Nội dung 1.Tìm hiểu sự sáng tạo của nhà thơ từ truyện truyền thuyết thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh”
Để đi vào tìm hiểu văn bản, thầy/cô sẽ giao nhiệm vụ cho các em so sánh giữa truyện truyền thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh” và phiên bản thơ của nó. Các em hãy cùng phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bản văn để hiểu rõ hơn về cách mỗi tác giả khai thác chất liệu dân gian.
Video trình bày nội dung:
- Giống nhau: Nhân vật và đặc điểm của các nhân vật (vua Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh), các sự kiện chính (Vua Hùng kén rể, Sơn Tinh lấy được Mị Nương, Thuỷ Tinh giao tranh với Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương) trong bài thơ được kể như trong truyền thuyết.
- Khác nhau:
+ Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh kể bằng hình thức văn xuôi; tác phẩm của Nguyễn Nhược Pháp thuộc thể loại thơ, kể chuyện bằng thơ.
+ Bài thơ thể hiện phong cách riêng của nhà thơ.
Nội dung 2. Tìm hiểu phần (I): Chân dung các nhân vật
Các em hãy trao đổi với bạn cùng bàn về những đặc điểm nổi bật của các nhân vật trong câu chuyện. Sau đó, chúng ta sẽ cùng nhau trình bày và thống nhất các đặc điểm chính của chân dung từng nhân vật nhé.
Video trình bày nội dung:
- Mị Nương: xinh như tiên, tóc xanh, viền má hây hây đỏ, miệng hé thắm như san hô, tay trắng nõn, hai chân nhỏ, bao người mê, ...
- Vua Hùng: nhìn con yêu quá, âu yếm nhìn con yêu, nghĩ lâu hơn bàn việc nước,...
- Sơn Tinh: lòng tơ vương, một mắt ở trán, phi bạch hổ trên cạn, cười “xin nàng đừng lo", vung tay niệm chú, ...
- Thuỷ Tinh: râu ria quăn xanh rì, bắt quyết, hô mây to nước cả, ...
> Cách khắc hoạ nhân vật của Nguyễn Nhược Pháp rất thú vị: nhân vật hiện ra sinh động, gần gũi trong hành động, lời nói, suy nghĩ, tâm trạng. Nhân vật được miêu tả theo hướng hiện đại hoá, ai cũng đáng yêu, dễ mến.
…..
3. Tổng kết
Nội dung. Tổng kết tác phẩm
Trước khi kết thúc bài học, các em có thể cho thầy/cô biết về việc tác giả đã khai thác những yếu tố nổi bật gì từ chất liệu văn học dân gian - truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh để đưa vào bài thơ không?
Video trình bày nội dung:
Chuyện người con gái Nam Xương và Dế chọi là truyện truyền kì sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo với những câu chuyện li kì. Sơn Tinh - Thủy Tinh là bài thơ kể lại một truyền thuyết với các yếu tố kì ảo được nhà thơ tưởng tượng, sáng tạo thêm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong bài học ngày hôm nay rồi. Bây giờ hãy cùng nhau làm các bài tập dưới đây nhé!
Câu 1: Những chi tiết miêu tả ngoại hình của Mị Nương giúp em hình dung thế nào về nhân vật này?
A. Mị Nương là một người con gái xinh đẹp, đáng yêu.
B. Mị Nương là một người con gái trưởng thành, chín chắn.
C. Mị Nương là một người con gái sắc sảo, bản lĩnh.
D. Mị Nương là một người con gái mạnh mẽ, khỏe khoắn.
Câu 2: Vì sao Sơn Tinh được miêu tả là “có một mắt ở trán”?
A. Vì Sơn Tinh là thần nước, nên cần có năng lực quan sát tốt dưới nước.
B. Vì Sơn Tinh là thần núi, ở trên non cao, cần có cái nhìn bao quát rộng lớn.
C. Vì Sơn Tinh trong truyền thuyết có đặc điểm như vậy.
D. Vì để hình tượng Sơn Tinh mới lạ, độc đáo hơn.
……
Nội dung video Bài 1. Văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.