Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài tập (chủ đề 6)

Video giảng Khoa học tự nhiên 9 cánh diều Bài tập (chủ đề 6). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 6

Vui mừng chào đón các em cùng cô tìm hiểu bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về tính chất chung của kim loại, dãy hoạt động hóa học, các phương pháp tách kim loại, sử dụng hợp kim, chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại.
  • Giải thích được các hiện tượng về oxi hóa kim loại; ứng dụng của kim loại trong cuộc sống, sử dụng hợp kim hợp lí.

A. KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu tìm hiểu bài mới, các em hãy đọc câu hỏi và cùng cô tìm câu trả lời nhé:

Vì sao đồng được dùng làm dây dẫn điện? Có thể dùng sắt để thay thế đồng khi làm dây dẫn không? Tại sao?

Trong các bài trước, các em đã có những kiến thức cơ bản về kim loại cũng như biết được sự khác nhau giữa kim loại và phi kim. Để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, chúng ta hãy cùng vào bài học hôm nay: Bài tập chủ đề 6.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung: Ôn tập, củng cố kiến thức đã học

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ, chúng ta cùng vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức chủ đề 6.

Video trình bày nội dung:

BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 6

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:

Câu 1: Hãy hoàn thành đoạn sau: …(1)…và… (2) … đều là hợp kim của sắt với carbon và một số nguyên tố khác nhưng trong gang carbon chiếm từ …(3)…, còn trong thép hàm lượng carbon …(4)…. Các số 1; 2; 3; 4 lần lượt là:

A. gang; thép; 2-5%; dưới 2%.    

B. gang; thép; 2-5%; trên 2%.

C. gang; thép; 3-6%; dưới 2%.    

D. gang; thép; dưới 2%; trên 2%.

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là A. gang; thép; 2-5%; dưới 2%.

Câu 2: Dãy kim loại nào sau đây có mức độ hoạt động hoá học giảm dần:

A. Na, Al, Fe, Mg, Zn       

B. Mg, Na, Fe, Zn, Al

C. Na, Mg, Al, Zn, Fe       

D. Al, Zn, Mg, Fe, Na.

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là C. Na, Mg, Al, Zn, Fe

Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải của của kim loại?

A. Có tính dẻo.       

B. Có nhiệt độ nóng chảy thấp.

C. Dẫn điện, dẫn nhiệt.     

D. Có ánh kim.

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là B. Có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 4: Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết: Mức độ hoạt động hóa học của kim loại…. (1)..... từ trái sang phải. Kim loại đứng trước .....(2)..... phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành .....(3)..... và giải phóng hydrogen. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch acid (HCl; H2SO4 loãng...) giải phóng..... (4)...... Kim loại đứng trước (trừ Na; K) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi .....(5)......

Các số 1; 2; 3; 4; 5 lần lượt là:

A. giảm dần, magnesium, kiềm, khí hydrogen, dung dịch muối.

B. magnesium, giảm dần, kiềm, khí hydrogen, dung dịch muối.

C. kiềm, magnesium,  giảm dần, khí hydrogen, dung dịch muối.

D. giảm dần, magnesium, khí hydrogen, dung dịch muối, kiềm.

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là A. giảm dần, magnesium, kiềm, khí hydrogen, dung dịch muối.

Câu 5: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh (Sulfur)?

A. chất rắn màu vàng.

B. không tan trong nước.

C. có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

D. tan nhiều trong benzene.

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là C. có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

...........

Nội dung video Bài tập chủ đề 6 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác