Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài tập (Chủ để 1)

Video giảng Khoa học tự nhiên 9 cánh diều Bài tập (Chủ để 1). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI TẬP (CHỦ ĐỀ 1)

Xin chào các em, cô rất vui khi được đồng hành cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về năng lượng cơ học: công và công suất, động năng, thế năng, cơ năng.
  • Giải thích được các trường hợp trong đời sống gắn liền với năng lượng cơ học.

A. KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu tìm hiểu bài mới, các em hãy đọc câu hỏi sau và cùng cô tìm câu trả lời nhé:

Công cơ học là gì? Lấy ví dụ một số hoạt động em đã thực hiện công cơ học trong cuộc sống hằng ngày và giải thích.

Trong các bài trước, các em đã có những kiến thức cơ bản về năng lượng cơ học. Để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, chúng ta hãy cùng vào bài học hôm nay: Bài tập (Chủ đề 1). 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Hệ thống hóa kiến thức trong chủ đề 1

+ Nêu những kiến thức trọng tâm đã học trong chủ đề 1.

+ Thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức này vào khổ giấy A0.

Video trình bày nội dung:

BÀI TẬP (CHỦ ĐỀ 1)

Nội dung 2. Hướng dẫn giải bài tập

Các em hãy quan sát phiếu học tập, không dựa vào lời giải trong sgk và cùng cô tìm ra đáp án nhé:

PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1. Lực nâng tạ ở vị trí cao nhất của người lực sĩ trong hình 1 có thực hiện công hay không? Vì sao?

BÀI TẬP (CHỦ ĐỀ 1)

Câu 2. Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc khối băng có hình dạng và kích thước khác nhau (hình 2). Khi xảy ra mưa đá, ngoài tác hại do gió, lốc mạnh gây ra, những viên băng đá cũng có thể gây ra thiệt hại cho con người và tài sản. Vì vậy, mưa đá được xếp vào những hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

BÀI TẬP (CHỦ ĐỀ 1)

Khối lượng lớn nhất của viên băng đã từng được ghi nhận trong một trận mưa lên tới 1 kg, tương đương với trọng lượng khoảng 10 N. Tính thế năng trọng trường của viên băng đá này khi nó bắt đầu rơi xuống từ đám mây cách mặt đất 1000 m.

Video trình bày nội dung:

Câu 1.

Lực nâng tạ không sinh công do tạ không di chuyển. Lực sĩ chỉ duy trì vị trí và đối mặt với trọng lực với tạ.

Câu 2.

- Thế năng của viên băng đá là:

Wt = Ph = 10.1000 = 10 000 J 

= 10 kJ

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:

Câu 1: Thế năng trọng trường phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng vật.

B. Độ cao của vật so với mặt đất.

C. Khối lượng và độ cao của vật so với mặt đất.

D. Khối lượng và vận tốc của vật.

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là C. Khối lượng và độ cao của vật so với mặt đất.

Câu 2: Trong hệ SI, đơn vị đo thế năng trọng trường là gì?

A. Mét trên giây bình phương (m/s2).

B. Oát (W).

C. Niutơn (N).

D. Jun (J).

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là D. Jun (J)

...........

Nội dung video Bài tập (Chủ đề 1) còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác