Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 cánh diều bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 6: SỰ TẠO ẢNH QUA THẤU KÍNH. KÍNH LÚP
Chào mừng các em cùng cô tìm hiểu bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Vẽ được ảnh qua thấu kính.
- Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.
- Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ.
- Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành.
- Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp.
A. KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt đầu tìm hiểu bài mới, các em hãy đọc câu hỏi sau và cùng cô tìm câu trả lời nhé:
Quan sát bông hoa qua thấu kính hội tụ, ta thấy bông hoa lớn hơn so với khi nhìn trực tiếp. Vì sao lại như vậy?
Trong thực tế, có những vật khó quan sát trực tiếp để thấy rõ được (các vật rất nhỏ, các vật ở rất xa hoặc mắt người quan sát bị cận thị, bị viễn thị hoặc bị lão thị,…). Khi đó, người ta sử dụng các thấu kính phù hợp để hỗ trợ việc quan sát. Như vậy, thay vì quan sát trực tiếp thì ra quan sát ảnh của vật qua thấu kính. Vậy ảnh của vật qua thấu kính được xác định như thế nào? Để tìm được câu trả lời chính xác, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học - Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính
Nội dung 1. Tìm hiểu ảnh của vật qua thấu kính
Ảnh của vật qua thấu kính được xác định như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Khi đặt vật trước thấu kính, các tia sáng từ vật đến thấu kính cho các tia ló giao nhau hoặc có đường kéo dài giao nhau tạo nên ảnh của vật qua thấu kính. Ta có thể nhìn ảnh của vật khi các tia ló đi tới mắt ta.
Nội dung 2. Tìm hiểu về cách vẽ ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về cách vẽ ảnh của điểm sáng S (vật sáng nhỏ) nằm ngoài trục chính.
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về cách vẽ ảnh của vật sáng AB.
Video trình bày nội dung:
• Từ điểm sáng S, ta vẽ hai tia tới thấu kính là tia tới đi qua quang tâm và tia tới song song với trục chính của thấu kính.
• Vẽ hai tia ló tương ứng.
• Xác định điểm cắt nhau (hoặc kéo dài cắt nhau) S'của hai tia ló. S' là ảnh của S qua thấu kính.
- Nếu các tia ló cắt nhau tại S' thì S' là ảnh thật của S.
- Nếu các tia ló có đường kéo dài cắt nhau tại S' thì S' là ảnh ảo của S.
Nội dung 3. Tiến hành thí nghiệm về sự tạo ảnh qua thấu kính
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về cách vẽ ảnh của điểm sáng S (vật sáng nhỏ) nằm ngoài trục chính.
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về cách vẽ ảnh của vật sáng AB.
Video trình bày nội dung:
• Từ điểm sáng S, ta vẽ hai tia tới thấu kính là tia tới đi qua quang tâm và tia tới song song với trục chính của thấu kính.
• Vẽ hai tia ló tương ứng.
• Xác định điểm cắt nhau (hoặc kéo dài cắt nhau) S'của hai tia ló. S' là ảnh của S qua thấu kính.
- Nếu các tia ló cắt nhau tại S' thì S' là ảnh thật của S.
- Nếu các tia ló có đường kéo dài cắt nhau tại S' thì S' là ảnh ảo của S.
Nhiệm vụ 3. Tiến hành thí nghiệm về sự tạo ảnh qua thấu kính
Thực hiện thí nghiệm kiểm tra các kết quả về sự tạo ảnh của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì theo nội dung Thực hành (SGK – tr35).
Video trình bày nội dung:
- Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn chắn.
- Ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn chắn.
2. Tìm hiểu để giải bài toán xác định vị trí và kích thước của ảnh qua thấu kính
Nội dung 4. Giải bài toán xác định vị trí và kích thước của ảnh qua thấu kính hội tụ
Nếu AB dịch chuyển gần thấu kính thì A'B' dịch lại gần hay ra xa thấu kính và kích thước của nó thay đổi như thế nào?
Video trình bày nội dung:
Bước 1. Tóm tắt đề bài, ghi các kích thước đã cho.
Bước 2. Vẽ ảnh của vật qua thấu kính.
Bước 3. Dựa theo hai cặp tam giác đồng dạng thiết lập các tỉ số.
Bước 4. Giải các phương trình thu được.
3. Tìm hiểu về sự hoạt động của kính lúp
Nội dung 5. Tìm hiểu về sự hoạt động của kính lúp
GV yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp
Video trình bày nội dung:
- Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (thường nhỏ hơn 25 cm) có vành kính gắn với tay cầm hoặc chân đế.
- Mỗi kính lúp có các thông số khác nhau được ghi trên kính lúp: 2x, 3x,…
...........
Nội dung video Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.