Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 cánh diều bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 18. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như:
- Nêu được ứng dụng của một số đơn chất phi kim thiết thực trong cuộc sống (than, lưu huỳnh, khí chlorine,…).
- Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại: khả năng dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng; khả năng tạo ion dương, ion âm; phản ứng với oxygen tạo oxide acid, oxide base.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, các em hãy quan sát hình sau:
Theo các em, tính chất của những chất trên có gì khác so với kim loại?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu một số phi kim thường gặp trong đời sống
Để bài học được diễn ra thuận lợi, các em hãy hoàn thành phiếu bài tập số 1, 2 và 3.
Nội dung 2. Tìm hiểu về sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại.
Nhiệm vụ 1: So sánh tính chất vật lí
Tiếp theo đây, các em hãy cùng nhau thảo luận và lập bảng so sánh những điểm khác nhau về tính chất vật lí của kim loại và phi kim.
Video trình bày nội dung:
Phi kim | Kim loại |
- Thể rắn, lỏng, khí ở đk thường. | - Hầu hết thể rắn ở đk thường. |
- Thường không dẫn điện | - Dẫn điện |
- Dẫn nhiệt kém | - Dẫn nhiệt tốt |
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. | - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. |
- Không có ánh kim | - Có ánh kim |
……..
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Vậy là bài học của chúng ta đến đây là hết rồi, để củng cố kiến thức, hãy cùng thầy/cô hoàn thành những bài tập dưới đây nhé!
Câu 1: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường
- A. S, P, N2, Cl2.
- B. C, S, Br2, Cl2.
- C. Cl2, H2, N2, O2.
- D. Br2, Cl2, N2, O2.
Câu 2: Dãy phi kim tác dụng với oxygen tạo thành oxide acid
- A. S, C, P.
- B. S, C, Cl2.
- C. C, P, Br2.
- D. C, Cl2, Br2.
………
Nội dung video Bài 18. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.