Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Video giảng Khoa học tự nhiên 9 cánh diều bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 35: NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như: 

  • Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.
  • Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, có cánh.
  • Dựa vào hình ảnh mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.
  • Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.
  • Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.
  • Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ở người, trung bình một phân tử DNA gồm có 1,5 × 108 cặp nucleotide. Nếu được duỗi thẳng hoàn toàn thì phân tử này dài khoảng 4 cm, gấp hàng nghìn lần đường kính nhân tế bào (khoảng 5μm). Theo em, bằng cách nào mà phân tử DNA có thể nằm gọn trong nhân tế bào người. Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của nhiễm sắc thể

Hôm nay, chúng ta sẽ bắt đầu khám phá một thành phần quan trọng trong cơ thể con người và hầu hết các sinh vật sống khác, đó chính là nhiễm sắc thể. Các em đã bao giờ tự hỏi điều gì tạo nên sự khác biệt giữa các loài, thậm chí giữa các cá nhân cùng một loài chưa? Đó chính là nhiễm sắc thế đó!

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm: Nhiễm sắc thể là thể bắt màu được cấu tạo bởi DNA và protein histone.

- Hình thái nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được thể hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào gồm có tâm động và cánh.

Cấu trúc: 

+ Mỗi NST kép gồm: hai nhiễm sắc tử (chromatid) liên kết với nhau tại tâm động…

Nội dung 2: Tìm hiểu về nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính

Tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc phân loại các nhiễm sắc thể. Trong cơ thể của mỗi chúng ta có hai loại nhiễm sắc thể chính: nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì? Hãy cùng thầy/cô tìm hiểu trong phần sau đây.

Video trình bày nội dung:

- Nhiễm sắc thể thường là nhiễm sắc thể có số lượng, hình thái giống nhau ở cả giới đực và giới cái.

+ Kí hiệu: A, đánh số từng cặp.

+ Ở tế bào lưỡng bội: tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở hai giới.

- Nhiễm sắc thể giới tính là nhiễm sắc thể khác nhau về số lượng hoặc hình thái giữa giới đực và giới cái, tham gia việc quyết định giới tính…

……..

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Vậy là bài học của chúng ta đến đây là kết thúc rồi, để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập, chúng ta sẽ cùng nhau làm một số bài tập sau đây nhé!

Câu 1: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:

  • A. kì trung gian.
  • B. kì đầu.
  • C. kì giữa.
  • D. kì sau.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về NST là đúng?

  • A. Bộ NST trong tế bào giao tử là bộ đơn bội (n).
  • B. NST giới tính luôn có dạng XX (cái) và XY (đực).
  • C. NST luôn có hình dạng chữ V.
  • D. Sự nhân đôi ADN không liên quan đến nhân đôi NST.

……

Nội dung video Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác