Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 4: Hiện tượng tán sắc ánh sáng. Màu sắc ánh sáng

Video giảng Khoa học tự nhiên 9 cánh diều bài 4: Hiện tượng tán sắc ánh sáng. Màu sắc ánh sáng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

 

BÀI 4: HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG. MÀU SẮC ÁNH SÁNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như: 

  • Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
  • Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính.
  • Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng mặt trời qua lăng kính.
  • Từ kết quả thí nghiệm truyền ánh sáng qua lăng kính, nêu được khái niệm về ánh sáng màu.
  • Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.
  • Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, các em hãy quan sát hình sau: 

BÀI 4: HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG. MÀU SẮC ÁNH SÁNG

Khi quan sát dưới ánh sáng mặt trời, ta thấy các viên pha lê ở hình 4.1 có nhiều màu sắc. Vậy theo các em, tại sao lại có hiện tượng như vậy? Để trả lời được câu hỏi, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng qua lăng kính

Nhiệm vụ 1. Giới thiệu về lăng kính

Các em thân mến, để tìm hiểu về sự khúc xạ ánh sáng qua lăng kính, chúng ta trước hết hãy cùng nhau tìm hiểu về lăng kính. Để làm được điều đó, chúngta sẽ đi vào mô tả đặc điểm về hình dạng của các lăng kính ở hình 4.2 nhé!

Video trình bày nội dung:

- Lăng kính là một khối đồng chất, trong suốt có hai mặt không song song. Lăng kính thường có dạng trụ tam giác.

- Lăng kính có hai mặt bên và đáy.

Nhiệm vụ 2. Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu đường truyền của tia sáng qua lăng kính

Tiếp theo đây, chúng ta cùng nhau so sánh sự khúc xạ của tia sáng laser và tia sáng trắng qua lăng kính.

Video trình bày nội dung:

- Khi chiếu ánh sáng đơn sắc tới lăng kính thì tia ló luôn lệch về phía đáy so với tia tới và không bị đổi màu.

- Khi chiếu chùm sáng trắng qua lăng kính, dùng màn chắn chùm tia ló thì trên màn quan sát thu được dải ánh sáng màu giống như dải màu cầu vồng, đó là quang phổ của ánh sáng trắng. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng…

Nọi dung 2: Tìm hiểu về màu sắc của các vật

Các vật trên Trái Đất cùng được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu rọi, nhưng màu sắc của các vật được nhìn thấy lại khác nhau. Theo các em, tại sao lại như vậy?

Video trình bày nội dung:

- Màu sắc của các vật được tạo nên là do khi nhận được ánh sáng từ Mặt Trời, tùy theo vật liệu và tính chất ở bề mặt của các vật mà chúng sẽ hhaaps thụ một số ánh sáng màu và cho phản xạ một hoặc một số ánh sáng màu khác.

- Một vật hấp thụ hầu hết các ánh sáng màu tới nó thì ta sẽ thấy vật có màu đen.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Vậy là bài học của chúng ta đến đây là hết rồi, để củng cố kiến thức, hãy cùng thầy/cô hoàn thành những bài tập dưới đây nhé!

Câu 1: Vào ban đêm, nếu ta dùng ánh sáng đỏ từ đèn laser chiếu vào bông hoa cúc vàng thì bông hoa cúc có màu gì?

  • A. Đỏ.
  • B. Vàng.
  • C. Đen.
  • D. Trắng.

Câu 2: Một quả táo có màu đỏ khi đặt dưới ánh sáng mặt trời. Đặt quả bóng này trong phòng tối, sau đó chiếu ánh sáng màu lam vào quả táo thì ta sẽ thấy nó có màu gì?

  • A. Đỏ.
  • B. Lam.
  • C. Đen.
  • D. Cam.

……..

Nội dung video Bài 4: Hiện tượng tán sắc ánh sáng. màu sắc ánh sáng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác