Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 16: Dãy hoạt động hóa học
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 cánh diều bài 16: Dãy hoạt động hóa học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 16. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC
Chào mừng các em đã đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như:
- Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,….
- Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).
- Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, các em hãy quan sát các hình dưới đây:
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết hiện tượng đã xảy ra trong các hình trên đồng thời chỉ ra những kim loại phản ứng được với dung dịch hydrochloric acid.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Xây dựng dãy hoạt động hoá học
Nhiệm vụ 1: Tiến hành Thí nghiệm 1: So sánh mức độ hoạt động hóa học giữa đồng và bạc
Các em thân mến, để tìm hiểu về dãy hoạt động hóa học, chúng ta trước hết sẽ so sánh độ hoạt động hoá học của đồng và bạc
Video trình bày nội dung:
- Hiện tượng: Xuất hiện bạc bám trên kim loại đồng, dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.
- Phản ứng:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
- Kết luận: Cu có độ hoạt động hoá học mạnh hơn Ag vì đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối.
…….
Nội dung 2. Tìm hiểu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học
Sau khi đã tìm hiểu về dãy hoạt động hóa học, chúng ta hãy cùng nhau khám phá ý nghĩa dãy hoạt động hoá học tại trang 86 SGK nhé.
Video trình bày nội dung:
- Mức độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần từ trái sang phải.
- Các kim loại đứng trước H tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid hoặc dung dịch sulfuric acid loãng…
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Vậy là bài học của chúng ta đến đây là hết rồi, để củng cố kiến thức, hãy cùng thầy/cô hoàn thành những bài tập dưới đây nhé!
Câu 1: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4 tạo thành Cu kim loại:
- A. Al, Zn, Fe .
- B. Zn, Pb, Au.
- C. Mg, Fe, Ag.
- D. Na, Mg, Al.
Câu 2: Dung dịch ZnCl2 có lẫn tạp chất CuCl2, kim loại làm sạch dung dịch ZnCl2 là:
- A. Na.
- B. Mg.
- C. Zn.
- D. Cu.
………
Nội dung video Bài 16. Dãy hoạt động hóa học còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.