Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 5: Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 cánh diều bài 5: Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5: SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG QUA THẤU KÍNH
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như:
- Giải thích được nguyên lí hoạt động của thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của một số các lăng kính nhỏ.
- Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.
- Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về nội dung của phần khởi động như sau: Ánh sáng mặt trời khi chiếu tới Trái Đất không có khả năng làm cháy lá khô. Nhưng nếu ta dùng kính lúp tập trung ánh sáng tại một điểm thì có thể làm cháy lá khô. Theo các em, trong trường hợp này, ánh sáng truyền qua kính lúp như thế nào?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu về thấu kính
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về hình dạng của thấu kính và sự khúc xạ của chùm sáng song song qua thấu kính
Để bước vào bài học, các em hãy mô tả đặc điểm về hình dạng của các thấu kính ở hình 5.2 và hình 5.3.
Video trình bày nội dung:
- Thấu kính là một khối trong suốt, giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và một mặt cong.
- Xét theo hình dạng, ta có thể chia thấu kính thành hai loại:
+ thấu kính rìa mỏng (phần rìa của thấu kính mỏng hơn phần ở giữa).
+ thấu kính rìa dày (phần rìa của thấu kính dày hơn phần ở giữa).
- Khi chiếu chùm tia sáng song song tới các thấu kính khác nhau đặt trong không khí, ta thấy:
+ Thấu kính có rìa mỏng cho các tia ló tập trung (hội tụ) tại
một điểm. Thấu kính này được gọi là thấu kính
hội tụ.
+ Thấu kính rìa dày cho các tia ló tách ra xa nhau. Thấu kính này được gọi là thấu kính phân kì.
Nhiệm vụ 2. Xác định nguyên lí hoạt động của thấu kính
Các em hãy xác định nguyên lí hoạt động của thấu kính.
Video trình bày nội dung:
- Với thấu kính rìa mỏng, các lăng kính có đáy hướng về phía trục đối xứng nên chùm tia ló hội tụ. Với thấu kính rìa dày, các lăng kính có đáy hướng ra xa trục đối xứng nên chùm tia ló phân kì.
……
Nội dung 2: Tiến hành thí nghiệm tìm hiểu đường đi của một số tia sáng qua thấu kính
Tiếp theo sau đây, các em hãy thực hiện thí nghiệm tìm hiểu đường đi của tia sáng tới song song với trục chính và tia sáng tới đi qua quang tâm của thấu kính theo nội dung Thực hành (SGK – tr31) để hiểu rõ bài học hơn nhé!
Video trình bày nội dung:
- Các tia tới quang tâm O của thấu kính đều truyền thẳng.
- Các tia tới song song với trục chính của thấu kính, cho tia ló cắt trục chính hoặc có đường kéo dài cắt trục chính tại điểm F. Điểm này được gọi là tiêu điểm chính của thấu kính. Khoảng cách từ tiêu điểm chính đến quang tâm OF = f được gọi là tiêu cự của thấu kính.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Vậy là bài học của chúng ta đến đây là hết rồi, để củng cố kiến thức, hãy cùng thầy/cô hoàn thành những bài tập dưới đây nhé!
Câu 1: Thấu kính là gì?
- A. Là một khối chất trong suốt, giới hạn bởi hai mặt cong.
- B. Là một khối trong suốt, giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và một mặt cong.
- C. Là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt phẳng và một mặt cong, có phần rìa dày hơn phần giữa.
- D. Là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt phẳng và một mặt cong, có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
Câu 2: Thấu kính hội tụ là thấu kính có đặc điểm nào sau đây?
- A. Phần rìa của thấu kính mỏng hơn phần ở giữa.
- B. Phần rìa của thấu kính dày hơn phần ở giữa.
- C. Phần rìa và phần giữa bằng nhau.
- D. Có hình dạng bất kì.
…….
Nội dung video Bài 5: Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.