Video giảng Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 36: Nguyên phân và giảm phân
Video giảng Khoa học tự nhiên 9 cánh diều bài 36: Nguyên phân và giảm phân. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 36: NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như:
- Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ, học liệu điện tử) về quá trình nguyên phân, giảm phân, nêu được khái niệm và phân biệt được nguyên phân, giảm phân. Nêu được ý nghĩa và ứng dụng của nguyên phân, giảm phân. Lấy được ví dụ trong thực tiễn.
- Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Các em thân mến, các em có bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta lại lớn lên từng ngày, tại sao cơ thể có thể tự chữa lành vết thương, hoặc tại sao mỗi chúng ta lại mang những đặc điểm riêng biệt từ bố mẹ? Tất cả những điều này đều liên quan đến một quá trình vô cùng quan trọng trong sinh học, đó là sự phân chia tế bào. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hai hình thức phân chia tế bào quan trọng nhất: nguyên phân và giảm phân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm nguyên phân và giảm phân
Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm nguyên phân và giảm phân.
Video trình bày nội dung:
- Khái niệm: Nguyên phân là quá trình phân chia bộ nhiễm sắc thể kép thành hai bộ nhiễm sắc thể giống nhau.
- Vị trí: tế bào mầm sinh dục và tế bào sinh dưỡng.
- Kết quả: tế bào mẹ (2n) → hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ (2n).
2. Giảm phân
- Khái niệm: Giảm phân là quá trình phân chia bộ nhiễm sắc thể kép thành bốn bộ nhiễm sắc thể đơn.
- Vị trí: tế bào sinh dục trưởng thành tạo giao tử.
- Kết quả: tế bào mẹ (2n) → bốn tế bào con khác nhau, có số lượng nhiễm sắc thể (n) giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
Nội dung 2: Phân biệt nguyên phân và giảm phân
Để hiểu rõ hơn về hai quá trình này, chúng ta sẽ cùng nhau so sánh và đối chiếu các đặc điểm của nguyên phân và giảm phân.
Video trình bày nội dung:
Đặc điểm | Nguyên phân | Giảm phân |
Diễn ra ở loại tế bào | Tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm sinh dục | Tế bào sinh dục trưởng thành tạo giao tử |
Số lần phân chia bộ nhiễm sắc thể kép | 1 | 2 |
Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi bộ nhiễm sắc thể sau phân chia | 2n | n |
Cách xếp hàng của các nhiễm sắc thể kép ở kì giữa | Một hàng | - Giảm phân I: hai hàng; - Giảm phân II: một hàng. |
Có hiện tượng trao đổi chéo | Không có | Có |
Số tế bào con được hình thành | 2 | 4 |
……….
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Vậy là bài học của chúng ta đến đây là kết thúc rồi, để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập, chúng ta sẽ cùng nhau làm một số bài tập sau đây nhé!
Câu 1: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
- A. Kì trung gian.
- B. Kì đầu.
- C. Kì giữa.
- D. Kì sau.
Câu 2: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?
- A. 4 hàng.
- B. 3 hàng.
- C. 2 hàng.
- D. 1 hàng.
……….
Nội dung video Bài 36: Nguyên phân và giảm phân còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.