Slide bài giảng toán 6 cánh diều bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân
Slide điện tử bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Toán 6 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHƯƠNG 5. PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP PHÂN
BÀI 6: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ SỐ THẬP PHÂN
1. SỐ ĐỐI CỦA SỐ THẬP PHÂN
Bài 1: Tìm số đối của mỗi số sau: 12,49; -10,25
Trả lời rút gọn:
Số đối của số 12,49 là -12,49. Số đối của số -10,25 là 10,25.
2. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ SỐ THẬP PHÂN
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 32,475 + 9,681;
b) 309,48 – 125,23.
Trả lời rút gọn:
a)
b)
Bài 2: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu; khác dấu...
Trả lời rút gọn:
- Nếu cộng hai số nguyên dương ta cộng như cộng hai số tự nhiên.
- Nếu cộng hai số nguyên âm ta bỏ dấu “-“ trước mỗi số, tính tổng của hai số nguyên dương vừa nhận được và đặt dấu âm trước kết quả.
Cộng hai số nguyên trái dấu ta bỏ dấu “-“ trước mỗi số, trong hai số nguyên dương vừa nhận được ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn. Đặt dấu của số lớn hơn trước hiệu vừa nhận được.
Bài 3: Tính tổng: (-16,5) + 1,5
Trả lời rút gọn:
Ta có: (-16,5) + 1,5 = - (16,5 – 1,5) = - 15.
Vậy (-16,5) + 1,5 = -15.
Bài 4: Nêu tính chất của phép cộng số nguyên.
Trả lời rút gọn:
- Tính chất giao hoán;
- Tính chất kết hợp;
- Cộng với số 0;
- Cộng với số đối.
Bài 5: Tính một cách hợp lí: 89,45 + (- 3,28) + 0.55 + (- 6,72)
Trả lời rút gọn:
89,45 + (- 3,28) + 0.55 + (- 6,72)
= (89,45 + 0,55) + [(-3,28) + (- 6,72)]
= 80.
Bài 6: Tính hiệu (-14,25) – (-9,2)
Trả lời rút gọn:
(-14,25) – (-9,2)
= (-14,25) + 9,2
= -(14,25 – 9,2)
= - 5,05.
3. QUY TẮC DẤU NGOẶC
Bài 1: Hãy nêu quy tắc dấu ngoặc đối với số nguyên.
Trả lời rút gọn:
Nếu đằng trước dấu ngoặc có dấu “-“ thì ta sẽ đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
Nếu đằng trước dấu ngoặc có dấu “+” thì ta sẽ giữ nguyên dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
Bài 2: Tính một cách hợp lí: 19,32 + 10,68 – 8,63 – 11,37.
Trả lời rút gọn:
19,32 + 10,68 – 8,63 – 11,37
= (19,32 + 10,68) + [(-8,63) + (-11,37)]
= 10.
BÀI TẬP
Bài 1: Tính:
a) 324,82 + 312,25;
b) (- 12,07) + (- 5,79);
c) (- 41,29) - 15,34;
d) (- 22,65) - (- 1,12).
Trả lời rút gọn:
a) 324,82 + 312,25 = 637,05
b) (- 12,07) + (- 5,79) = - ( 12,07 + 5,79) = - 17,86
c) (- 41,29) - 15,34 = - ( 41,29 + 15,34) = - 56,63
d) (- 22,65) - (- 1,12) = (- 22,65) + 1,12 = - 21,53
Bài 2: Tính một cách hợp lí:
a) 29,42 + 20,58 - 34,23 + (- 25,77);
b) (- 212,49) - (87,51 - 99,9).
Trả lời rút gọn:
a) 29,42 + 20,58 - 34,23 + (- 25,77)
= 29,42 + 20,58 + (- 34,23) + (- 25,77)
= -10.
b) (- 212,49) - (87,51 - 99,9)
= (- 212,49) - 87,51 + 99,9
= - 200,1
Bài 3: Bạn Nam cao 1,57 m, bạn Linh cao 1,53 m, bạn Loan cao 1,49 m.
a) Trong ba bạn đó, bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
b) Chiều cao của bạn cao nhất hơn bạn thấp nhất là bao nhiêu mét?
Trả lời rút gọn:
a) Ta có 1 = 1 = 1, kể từ trái sang phải cặp chữ số ở cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần mười. Do 4 < 5 nên 1,49 là nhỏ nhất.
Còn hai số còn lại là 1,57 và 1, 53, kể từ trái sang phải cặp chữ số ở cùng hàng ở sau dấu phẩy đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở hàng phần mười. Do 3 < 7 nên 1,53 < 1,57.
Suy ra 1,49 < 1,53 < 1,57.
Trong ba bạn đó, bạn nào cao nhất là bạn Nam và bạn nào thấp nhất là bạn Loan.
b) Chiều cao của bạn Nam hơn bạn Loan là: 1,57 – 1,49 = 0,08 (m).
Vậy chiều cao của bạn cao nhất hơn bạn thấp nhất 0,08 m.
Bài 4: Bác Đồng cưa ba thanh gỗ: thanh thứ nhất dài 1,85 m, thanh thứ hai dài hơn thanh thứ nhất 10 cm. Độ dài thanh gỗ thứ ba ngắn hơn tổng độ dài hai thanh gỗ đầu tiên là 1,35 m. Thanh gỗ thứ ba mà bác Đồng đã cưa dài bao nhiêu mét?
Trả lời rút gọn:
Đổi 10 cm = 0,1 m
Độ dài của thanh gỗ thứ hai là: 1,85 + 0,1 = 1,9 (m).
Vậy độ dài thanh gỗ thứ ba mà bác Đồng đã cưa là 2,4 m.
Bài 5: Tính chu vi của mỗi hình sau...
Trả lời rút gọn:
Chu vi của hình a) là 9,75 cm và chu vi của hình b) là 12,97 cm.
Bài 6: Sử dụng máy tính cầm tay
Nút dấu phẩy ngăn cách phần số nguyên và phân thập phân: (,)
Chú ý: Ở một số máy tính cầm tay, nút dấu phẩy ngăn cách phân số nguyên và phân thập phân còn có dạng (.)
Dùng máy tính cầm tay để tính:
16,293 + (- 5,973);
(- 35,78) - (- 18,423).