Slide bài giảng Sinh học 11 kết nối bài 7: Thực hành: Hô hấp ở thực vật
Slide điện tử bài 7: Thực hành: Hô hấp ở thực vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Sinh học 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 7 THỰC HÀNH: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
IV. THU HOẠCH
BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Mục đích
Trả lời rút gọn:
Phát hiện hô hấp ở thực vật
2. Kết quả và giải thích
CH. Báo cáo kết quả thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm và giải thích.
Trả lời rút gọn:
Kết quả thí nghiệm sau 1 giờ:
- Chuông A: Xuất hiện lớp váng màu trắng đục trên bề mặt nước vôi.
- Chuông B: Không có hiện tượng gì.
Giải thích: Hạt nảy mầm thải ra khí CO2. CO2, nặng hơn không khí, tiếp xúc với nước vôi tạo ra kết tủa CaCO3.
3. Trả lời rút gọn câu hỏi
CH. a) Tại sao phải ngâm hạt trong nước ấm khoảng 40oC?
Trả lời rút gọn:
Trước khi gieo, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm để kích thích sự nảy mầm nhanh chóng, vì nước ấm giúp tế bào trong hạt thực hiện quá trình hô hấp.
CH. b) Tại sao trong thí nghiệm này dùng hạt nảy mầm mà không dùng cây?
Trả lời rút gọn:
- Trong thí nghiệm này, sử dụng hạt nảy mầm mà không dùng cây vì hạt nảy mầm trải qua quá trình hô hấp tế bào mạnh mẽ mà không có quá trình quang hợp.
- Quá trình này đòi hỏi sự cung cấp oxy, do đó các tế bào trong hạt sẽ hấp thu nhiều oxy từ không khí.
-> Điều này đảm bảo thí nghiệm được thực hiện một cách thuận lợi và kết quả sẽ chính xác hơn.