Slide bài giảng HĐTN 4 Chân trời bản 1 chủ đề 2 tuần 6
Slide điện tử chủ đề 2 tuần 6. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 4 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM
BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Nghe nói chuyện về phòng tránh xâm hại thân thể
Câu 1: Nghe chuyên gia tâm lí chia sẻ về phòng tránh xâm hại thân thể
Trả lời rút gọn:
Học sinh tự nghe chuyên gia tâm lí chia sẻ
Câu 2: Trao đổi về những bài học được rút ra từ buổi nói chuyện
Trả lời rút gọn:
Bài học rút ra: Không ai có quyền xâm phạm đến cơ thể chúng ta nếu chúng ta chưa cho phép. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu xâm phạm để phòng tránh.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Hoạt động 3: Nhận diện nguy cơ bị xâm hại thân thể
Câu 1: Chỉ ra những nguy cơ trẻ em bị xâm hại thân thể trong những trường hợp sau:
Trả lời rút gọn:
Trường hợp 1: Bị bạn bè trong lớp bắt nạt
Trường hợp 2: Sống trong gia đình có bố nghiện rượu
Trường hợp 3: Bị người lớn dùng roi để dạy học
Trường hợp 4: Trẻ em bị các "đàn anh" đe dọa
Câu 2: Chia sẻ về trường hợp trẻ em bị xâm hại thân thể mà em biết.
Trả lời rút gọn:
Hàng xóm nhà em liên tục đánh đòn con mỗi lúc con làm sai, gây thương tích cho cơ thể.
Hoạt động 4: Chia sẻ về cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể
Câu 1: Trao đổi những cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể mà em đã trải qua hoặc chứng kiến
Trả lời rút gọn:
Em đã chứng kiến hàng xóm nhà mình đánh con, và cách ứng phó của người con là chạy qua nhà khác nhờ người lớn vào can ngăn
Câu 2: Xác định những cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể.
Trả lời rút gọn:
Những cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể:
+Gọi tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111
+Chạy khỏi nơi nguy hiểm và tìm người can ngăn
+Không đánh lại, cãi lại người đang nóng giận để tránh "đổ thêm dầu vào lửa"
+Luôn quan sát xung quanh để tránh bị rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại thân thể.
SINH HOẠT LỚP
Biện pháp phòng tránh bị xâm hại thân thể
Câu 1: Cùng bạn trong nhóm thảo luận cách xử lí các tình huống sau:
Tình huống 1: Từ ngày bị mất việc, bố Nam trở nên chán nản, thường uống rượu say và mắng chửi mẹ con Nam vô cớ. Một hôm, bố bắt Nam đi mua rượu nhưng Nam đang giúp mẹ nấu cơm nên chưa kịp đi mua, bố Nam cầm gậy dọa đánh. Nếu là Nam, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, Mai đang đi ở khu vực phía sau sân trường. Bỗng nhiên Mai nhìn thấy có 4 chị lớp trên đang đứng vây xung quanh Hoa với vẻ mặt tức giận và ép Hoa đứng sát vào tường. Nếu là Mai, em sẽ ứng xử như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Tình huống 1: Nếu em là Nam, em sẽ chạy ra ngoài tìm hàng xóm giúp đỡ, hoặc bảo mẹ nghĩ cách giải quyết triệt để vấn đề này.
Tình huống 2: Nếu là Mai, em sẽ chạy đi mách thầy cô để thầy cô xử lí.
Câu 2: Thực hành sắm vai phòng tránh bị xâm hại thân thể theo các tình huống trên.
Trả lời rút gọn:
Học sinh tự thực hành theo hướng dẫn của giáo viên