Slide bài giảng HĐTN 4 Chân trời bản 1 chủ đề 1 tuần 4
Slide điện tử chủ đề 1 tuần 4. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 4 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TUẦN 4
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Văn nghệ theo chủ đề "Em lớn lên cùng mái trường mến yêu"
Câu 1: Tham gia múa hát tập thể theo chủ đề "Em lớn lên cùng mái trường mến yêu"
Trả lời rút gọn:
Học sinh tự tham gia múa hát theo hướng dẫn
Câu 2: Nêu cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động
Trả lời rút gọn:
Sau khi tham gia hoạt động, em cảm thấy rất vui và phấn khởi, giao lư làm quen được nhiều bạn mới, học được nhiều điều thú vị.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Hoạt động 7: Điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống
Câu 1: Nêu cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Ngày mai, Hùng tham gia cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh. Dù đã chuẩn bị rất kĩ nhưng Hùng vẫn cảm thấy lo lắng. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì để vượt qua sự lo lắng đó?
Tình huống 2: Trong tiết Khoa học, Linh và Hoàng được giao thực hiện một nhiệm vụ. Hai bạn tranh luận với nhau về nhiệm vụ được giao. Linh nghĩ rằng cách Hoàng đưa ra không phù hợp. Nếu là Linh, em sẽ làm gì?
Trả lời rút gọn:
Tình huống 1: Nếu em là Hùng, em sẽ thả lỏng cơ thể, thư giãn bằng cách nói chuyện với bạn bè, nghe nhạc, tập thể dục hoặc lên giường nằm đọc một cuốn sách.
Tình huống 2: Nếu là Linh, em sẽ phân tích cho Hoàng tại sao cách của Hoàng không phù hợp, sau đó em sẽ đề xuất cách của em cho Hoàng nghe.
Câu 2: Sắm vai xử lí các tình huống trên.
Trả lời rút gọn:
Học sinh tự sắm vai xử lí các tình huống
Hoạt động 8: Chia sẻ sự thay đổi sau khi điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
Câu 1: Nêu những thay đổi của bản thân sau khi em đã điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ.
Trả lời rút gọn:
Tình huống: Hôm qua, lúc em đi học về thì em thấy rất tức giận vì em gái 3 tuổi của em đã dùng bút màu vẽ bậy vào sách vở của em. Sau đó em hít thở sâu và thả lỏng cơ thể để bình tĩnh lại, nhắc nhở em gái không được làm như vậy nữa. Sau khi điều chỉnh cảm xúc thì em cảm thấy tốt hơn, không còn giận em gái nữa. Từ đó khi gặp chuyện tương tự em có thể kiểm soát cảm xúc hợp lý hơn.
Câu 2: Ghi lại những điều em học được qua chia sẻ của các bạn.
Trả lời rút gọn:
Sau khi nghe các bạn chia sẻ, em cảm thấy học cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ là rất cần thiết để áp dụng trong cuộc sống.
SINH HOẠT LỚP
Tham gia hoạt động tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Câu 1: Chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ".
Luật chơi:
- Trả lời đúng 1 câu sẽ được 1 điểm.
- Đội nào có số điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
Cách chơi:
- Chơi theo đội (khoảng 4 đội).
- Thành viên của mỗi đội chơi hái các bông hoa ghi câu hỏi yêu cầu trên cây hoa dân chủ.
- Các đội lần lượt bốc thăm, trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu trong bông hoa cho tới khi trò chơi kết thúc.
- Đội có điểm số cao nhất sẽ giành chiến thắng và nhận được phần quà ý nghĩa.
Trả lời rút gọn:
Học sinh tự chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên
Câu 2: Kế về tấm gương đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nêu những điểm đáng tự hào của nhân vật đó.
Trả lời rút gọn:
Chị Võ Thị Sáu mới 12 tuổi đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 14 tuổi chi đã dùng lựu đạn giết một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính ngay tại vùng Đất Đỏ. Từ chiến khu trở về Bà Rịa, chị làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu. Năm 1950, chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai tổng Tòng – một tên Việt gian bán nước, ác ôn ngay tại xã nhà. Lần đó, chị bị địch bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Trong ngục giam những người bị án tử hình, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của Tổ quốc. Chị Sáu là một người gan dạ, bản lĩnh, yêu nước.