Slide bài giảng HĐTN 2 Chân trời chủ đề 4 tuần 13
Slide điện tử chủ đề 4 tuần 13. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TUẨN 13 – TIẾT 2 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
+ Hát bài “Bầu và bí”
+ Nhận biết những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
HÁT BÀI “BẦU VÀ BÍ
- HS nghe và múa, hát bài Bầu và bí (nhạc: Phạm Tuyên, lời: Ca dao cổ). Nếu được, GV có thể cho một số HS lên biểu diễn.
- Tổ chức cho HS trao đổi sau bài hát:
+ Tác giả bài hát khuyên bầu và bị điều gì?
+ Theo em, tác giả gửi gắm lời khuyên gì cho chúng ta?
+ Hãy nêu ý nghĩa của bài hát.
- Đặt thêm câu hỏi cho HS: Em có biết câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát,... nào khác nói về truyền thống tương thân tương ái của nhân dân ta không?
- Nhận xét và tổng kết: Mỗi chúng ta có một cuộc sống riêng, gia đình riêng. Nhưng cùng là người dân Việt Nam, chúng ta cần biết yêu thương, đoàn kết với nhau. Yêu thương giống nòi, yêu thương con người là truyền thống tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn đời. Chính vì có tình yêu thương nhau, đoàn kết nên dân tộc Việt Nam ta mới giữ nước, dụng nước to đẹp như ngày nay.
Nội dung ghi nhớ:
- HS cả lớp cùng hát bài ‘Bầu và bí”
- HS thảo luận và trả lời:
+ Tác giả khuyên: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn – tuy khác giống nhưng chung một giàn nên cần thương yêu nhau.
+ Chúng ta cần biết yêu thương nhau.
+ Bài hát nói về tình yêu thương, đoàn kết với nhau.
- HS có thể trả lời theo kinh nghiệm của các em:
+ Lá lành đùm lá rách
+ Thương người như thể thương thân
2. NHẬN BIẾT NHỮNG NGƯỜI GẶP HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- HS nhận biết được những người có hoàn cảnh khó khăn.
-HS mở SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 37, đọc thầm yêu cầu hoạt động 2, sau đó trao đổi xem HS đã hiểu yêu cầu của hoạt động 2 chưa.
- 4 bức tranh 1, 2, 3, 4 trang 37 lên bảng và đặt câu hỏi: Nêu những khó khăn mà các nhân vật trong tranh gặp phải.
- Tổ chức cho HS phát biểu ý kiến. Một bức tranh nên yêu cầu nhiều HS nói, điều quan trọng là kích hoạt được HS đưa ra ý kiến của mình, nói bằng ngôn ngữ của mình.
- Khen ngợi tất cả các ý kiến HS đưa ra và tổng kết: Trong cuộc sống. chúng ta có thể gặp rất nhiều trường hợp khó khăn như những cụ già sống neo đơn, một mình; những người mắc bệnh, ốm đau; những người vừa trải qua thiên tai, bão, lụt, đói rét; ...
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ về một người có hoàn cảnh khó khăn mà em biết theo gợi ý:
Tên người đó.
Nơi họ đang sinh sống.
Những khó khăn mà họ đang gặp phải.
- HS chia sẻ trong nhóm, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
- Tổng kết hoạt động.
Nội dung ghi nhớ:
- HS đọc hiểu yêu cầu hoạt động 2.
- HS quan sát tranh và phát biểu ý kiến:
+ Tranh 1: Ông cụ không có con cháu; Ông cụ sống một mình; Ông cụ thật buồn. Ông cụ rất cô đơn; ông có thể đang ốm.
+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang bị ốm; Bạn nhỏ ốm nặng quả; Bạn nhỏ bị rụng hết tóc; Bạn nhỏ bị đau do tiêm, truyền; ...
+ Tranh 3: Nhà các bác nông dân bị đổ; Các bác nông dân vừa trải qua cơn - bão lớn; Vùng biển vừa bị bão tàn phá; Các bác nông dân bị mất của cải; ...
+ Tranh 4: Bạn nữ chân bị đau, hoặc khuyết tật, phải ngồi xe lăn.
- HS thảo luận về những hoàn cảnh khó khăn mà em biết.
3. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- HS liên hệ với bản thân, chia sẻ việc làm của mình trước lớp.
- HS kể về một số trường hợp khó khăn trước lớp, nên chọn trường hợp khó khăn ở gần các em nhất để thuận tiện cho việc thăm hỏi, có thể xây dựng được kế hoạch giúp đỡ trường hợp đó.
- Nhận xét, tổng kết hoạt động.
Nội dung ghi nhớ:
- HS chia sẻ trong nhóm, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
- HS kể chuyện về một số trường hợp khó khăn.